Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33248292
Tuần tin khoa học 441 (03-09/08/2015)
Thứ bảy, 01-08-2015 | 12:07:32

Sự biểu hiện mạnh mẽ của protein liên quan đến stress của cây lúa chống chịu mặn có trong cây Arabidopsis

 

Họ protein SAP (stress-associated protein) đã được người ta tìm thấy có chức năng chống chịu stress mặn của cây trồng. Zamri Zainal và ctv. thuộc Đại Học Kebangsaan, Malaysia đã nghiên cứu SAP MR219, mộ thành viên của họ SAP d9u77o5c kích hoạt bởi stress mặn gây nên. Phân tích dòng SAP MR219 cDNA được phân lập từ giống lúa trồng Oryza sativa var. MR219 cho thấy: sản phẩm của gen này mã hóa protein chức năng thông qua tương tác protein - protein. Gen SAP MR219 ấy được người ta chuyển vào cây Arabidopsis thaliana và cho thế hiện trong cây mô hình này, tạo ra các dòng Arabidopsis transgenic. Người ta  đánh giá phản ứng chống chịu của chúng trong điều kiện stress mặn. Ở nồng độ mặn 250 mM NaCl, các dòng transgenic như vậy đã nẩy mầm khoảng 50% trong khi cây nguyên thủy (wild-type) hầu như không tăng trưởng được. Kết quả cho thấy gen SAP MR219 có thể đóng vai trò quan trọng trong thực vật để phản ứng với stress mặn. Xem Plant Omics Journal.

 

Hình: Sản phẩm PCR theo kết quả điện di trên agarose gel của cây Arabidopsis chuyển gen, sử dụng promoter primer 35S-F và SAP MR219OV-R để phát hiện phân tử có kích thước 700 bp. Lane M: 1 kp marker, Lane 1-5: putative transgenic plants, Lane 6: positive control, Lane 7: negative control (wild-type).

 

 

Lúa biến đổi gen năng suất cao, ít phát thải GHG

 

 Các nhà khoa học thuộc Đại Học Nông Nghiệp Thụy Điển  đứng đầu là Chuanxin Sun và ctv. thuộc nhiều cơ quan nghiên cứu khác đã phát triển thành công cây lúa cao sản nhưng ít phát thải khí nhà kính (GHG: greenhouse-gas  emissions). Kết quả nghiên cứu quan trọng này được công bố trên tạp chí Nature. Giống lúa mới này được tạo ra bằng công nghệ di truyền để biểu hiện ra một gen lấy từ lúa mạch (barley). Gen ấy giúp cây phát thải ít hơn khír methane và cho năng suất hạt tăng 43%. Theo Dr. Sun, ba năm so sánh năng suất đều cho kết quả tích cực. Sự giảm phát thải khí methane cao nhất được người ta quan sát trong vụ mùa HÈ, giảm từ 0,3 đến 10% so với đối chứng. Giống lúa GM này đã làm giảm thiểu phát thải khí nhà kính rất đáng kể trong vụ mùa THU, do nhiệt độ thấp.

 

Xem MIT Technology Review. hoặc tạp chí Nature.

 

 

Họ gen SWEET của đậu nành

 

Nguồn: Patil G, Valliyodan B, Deshmukh R, Prince S, Nicander B, Zhao M, Sonah H, Song L, Lin L, Chaudhary J, Liu Y, Joshi T, Xu D, Nguyen HT. 2015. Soybean (Glycine max) SWEET gene family: insights through comparative genomics, transcriptome profiling and whole genome re-sequence analysis. BMC Genomics. 2015 Jul 11; 16: 520.

 

Cơ sở khoa học: SWEET (MtN3_saliva) domain proteins là một nhóm protein vừa được xác định gần đây thuộc efflux transporters, có vai trò quan trọng sự tiết ra đường (sugar efflux), sự chứa nhựa nguyên trong mô libe (phloem loading), tương tác giữa cây chủ và pathogen và sự phát triển mô sinh dục. Họ gen SWEET được ưu tiên nghiên cứu trong cây Arabidopsis và những thành viên của họ gen này vừa được nghiên cứu trên cây lúa. Hiện nay, người ta vẫn chưa có một phân tích nào liên quan đến transcriptome hay genomics của những gen SWEET trong cây đậu nành.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy: các tác giả đã khai thác được khía cạnh tiến hóa của họ gen SWEET trong những loài cây rất đa dạng: từ loài gồm tảo đơn bào cho đến primitive single cell algae thực vật hạt kín (angiosperms) đặc biệt nhấn mạnh đến loài đậu nành (Glycine max). Những đặc điểm tiến hóa cho thấy có sự lan rộng và tái lập (expansion and duplication) của họ gen SWEET của thực vật sống trên mặt đất. Nghiên cứu tính chất đồng dạng (homology) bằng công cụ BLAST và Hidden Markov Model-directed, thực hiện so sánh chuỗi trình tự (sequence alignments) xác định trên 52 gen SWEET. Người ta đã thực hiện được bản đồ gen trên 15 nhiễm sắc thể của bộ gen cây đậu nành như những sự kiện có tính chất tái lập theo chu trình luân phiên (tandem duplication). Những gen SWEET của đậu nành (GmSWEET) cho thấy chúng có một quãng thể hiện rất rộng (wide range of expression profiles) tại những mô tế bào khác nhau và ở những thời kỳ phát triển khác nhau. Phân tích dữ liệu transcriptome đặc trưng nhất và phổ thể hiện gen bằng kỹ thuật quantitative real time PCR (qRT-PCR) cho thấy: tính chung nhất của các gen GmSWEET được xác định trong khi phát triển mô sinh dục. Nhiều thể biến dị di truyền tự nhiên (non-synonymous SNPs, premature stop codons and haplotype) được người ta phân lập trong các gen GmSWEET sử dụng toàn bộ dữ liệu chạy trình tự genome  với 106 giống đậu nành. Người ta thấy có sự kết hợp rất có ý nghĩa giữa SNP-haplogroup và hàm lượng sucrose hạt đậu nằm trong 3 nhóm gen của nhiễm sắc thể 6. Kết luận: Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp so sánh genome (comparative genomics), transcriptome profilinggiải trình tự lại toàn bộ genome. Kết quả cung cấp một sự mô tả có tính hệ thống  những gen SWEET của đậu nành và xác định những gen ứng cử viên có tính chất giả định với chức năng có thể có trong sự phát triển mô sinh dục. Phổ thể hiện gen (expression profiling) tại những giai đoạn phát triển khác nhau và bộ số liệu biến thiên di truyền sẽ giúp cho chúng ta như một nguồn thông tin quan trọng trong nghiên cứu đậu nành và có thể được xem là tài liệu rất có giá trị  để hiễu được sức chứa đã được vận hành như thế nào (sink unloading) cũng như việc thúc đẩy sự giải phóng ra carbohydrate để phát triển hạt nhằm cải tiến năng suất đậu nành.

 

Xem chi tiết: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26162601

 

Hình:  Phổ thể hiện gen SWEET của đậu nành trong các mô tế bào khác nhau

 

 

Protein TOPLESS của thực vật giúp hiểu được cơ chế truyền tín hiệu của người

 

Các nhà khoa học của tổ chức nghiên cứu “Van Andel Research Institute: viết tắt là VARI đã thực hiện một nghiên cứu vể protein có tên là TOPLESS (TPL), đáp ứng được sự điều hòa phát triển cũng như phản ứng với stress của thực vật. TPL còn được tìm thấy trong sự truey62n tín hiệu của hormone thông qua tương tác của nó với những phân tử khác đáp ứng lại sự kiện bật mở và đóng lại gen . Do vậy, các nhà khoa học của VARI đã xem xét sự truyền tín hiệu của hormone và tương tác một cách chi tiết. Những phát hiện ấy giúp các nhà nghiên cứu xác định cấu trúc không gian ba chiều của protein TOPLESS khi chúng liên kết với những phân tử khác. Thông tin này sẽ giúp cho những nghiên cứu sâu hơn về phân tử trong tương tác của một chu trình truyền tín hiệu nào đó. Sự phát triển cấu trúc như vậy có thể được suy diễn trong bộ genome của người, do tính chất tương đồng trong một vài chu trình truyền tín hiệu của thực vật. Việc sử dụng cấu trúc ấy có thể giúp chúng ta hiểu thấu đáo một vài chức năng sinh học quan trọng của người.

 

Xem VARI website.

Trở lại      In      Số lần xem: 2121

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD