Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33260655
Tuần tin khoa học 480 (23-29/05/2016)
Thứ bảy, 21-05-2016 | 06:18:12

Ký sinh trên sâu đục thân ngô không mẫn cảm với độc tố Bt

 

 Các nhà khoa học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Nông Nghiệp, và ĐH Nông Nghiệp Trung Quốc đã nghiên cứu ảnh hưởng của ngô chuyển gen Bt với độc tố Cry1Ac protein trên con Macrocentrus cingulum (hình), ký sinh trên sâu đục thân (Asian corn borer). Kết quả xét nghiệm gián tiếp cho thấy mức độ ký sinh, khối lượng kén (cocoon), và số lượng sâu non thế hệ sau của ký sinh (parasitoid) trên ký chủ đã giảm đáng kể khi con M. cingulum ký sinh trên sâu đục thân ngô nhạy cảm với độc tố Cry1Ac được cho ăn với Cry1Ac tinh sạch; trong khi đó, các thông số đo lường sức sống của con M. cingulum không bị ảnh hưởng có ý nghĩa. Kết quả cho thấy rằng những ảnh hưởng có tính chất bất lợi được tìm thấy với ký chủ mẫn cảm Cry1Ac được gây ra gián tiếp bởi chất lượng kém của ký chủ. Nói cách khác, xét nghiệm sinh học trực tiếp cho thấy không khác biệt về thông số sức sống khi con M. cingulum trưởng thành được cho ăn với Cry1Ac hay không có Cry1Ac . Kết quả chứng minh rằng con M. cingulum không nhạy cảm với Cry1Ac ở các nồng độ khác nhau mà nồng độ ấy đều vượt cao hơn ngô Bt trên đồng ruộng.

 

Xem Insect Science.

 

 

MdMLO19 bị knockdown trong cây táo làm giảm tính nhiễm bệnh phấn trắng

 

Các giống kháng bệnh phấn trắng (PM: powdery mildew) do vi nấm Podosphaera leucotricha gây ra là nội dung chính trong sản xuất táo (Malus domestica) bền vững. Tính kháng có thể được khai thác thành công bằng kỹ thuật “knocking-out” gen nhiễm S, mà gen ày có thể đượctách riêng ra từ các thành viên trong họ gen MLO (Mildew Locus O). Những gen ứng cử viên bao gồm các gen S MLO MdMLO11, MdMLO18 MdMLO19, chúng được tìm thấy cách điều tiết theo kiểu UP khi chủng bệnh PM. Các nhà khoa học thuộc Fondazione Edmund Mach, Itali và ĐH Wageningen, cũng như Research Centre, Hà Lan báo cáo về kỹ thuật RNA can thiệp trong knockdown gen MdMLO1119, cũng như hoàn thiện được tính kháng với gen MdMLO18 trong cây Arabidopsis thaliana đột biến “triple mlo”. Knockdown gen MdMLO19 làm giảm sự trầm trọng của bệnh PM đến 75%, trong khi knockdown gen MdMLO11, một mình nó hoặc kết hợp với gen MdMLO19, không cho kết quả giảm tính nhiễm. Xét nghiệm trên cây Arabidopsis khẳng định vai trò của MdMLO18 đối với tính nhiễm bệnh PM. MdMLO19 có vai trò quan trọng trong cây táo đối với tính nhiễm bệnh PM và kỹ thuật knockdown gen này làm kích thích đáng kể tính kháng bệnh.

 

Xem Plant Biotechnology Journal.

 

 

Phân tích QTL cây lúa đối với tính trạng kích thước hạt và năng suất

 

 Khối lượng hạt là thành phần năng suất quan trọng nhất quyết định năng suất lúa và tính trạng này được xác định bởi kích thước hạt thóc. Kích thước hạt được kiểm soát bởi QTL (quantitative trait loci). Cho dù rất nhiều QTLs điều tiết khối lượng hạt đã được người ta xác định, nhưng hệ thống di truyền của chúng để kiểm soát kích thước hạt vẫn còn chưa rõ. Các nhà khao học đứng đầu là Shuangcheng Li thuộc ĐH Nông Nghiệp Sichuan, báo cáo về dòng hóa (cloning) và phân tích chức năng của một QTL trội GLW2 (grain length and width 2), điều tiết một cách tương quan thuận với khối lượng hạt thông qua việc gia tăng dài và rộng hạt thóc. Phân tích thấy rằng locus GLW2 mã hóa protein OsGRF4 (growth-regulating factor 4) được điều tiết bởi phân tử microRNA OsmiR396c. Một đột biến của OsGRF4 làm xáo trộn sự điều tiết của OsmiR396 thuộc OsGRF4, hệ quả là các hạt to hơn và năng suất cao hơn. Nhóm nghiên cứu này còn tìm thấy OsGIF1 (GRF-interacting factors 1) tương tác trực tiếp với OsGRF4, và làm tăng sự thể hiện cũng như cải tiến kích thước hạt. Tương tác của những phân tử miR396c-OsGRF4-OsGIF1 có vai trò quan trọng trong xác định kích thước hạtvà cải tiến năng suất lúa.

 

Xem Plant Biotechnology Journal.

 

 

Nhân bản được virus Zika lần đầu tiên trên thế giới

 

Một nhóm các nhà khoa học đa ngành thuộc Đại Học Texas Medical Branch, Galveston (UTMB) đã thực hiện công nghệ di truyền một dòng (clone) của chủng nòi virus Zika, công trình lần đầu tiên thế giới phát triển được trong nghiên cứu Zika, bao gồm việc phát triển công nghệ vaccine và tìm ra liệu pháp chữa bệnh. Lần đầu tiên họ thiết kế nhân bản của virus Zika (Zika virus clone). Năm đoạn phân tử trên toàn bộ genome của virus được dòng hóa riêng biệt nhau rồi tổng hợp lại thành một clone có chiều dài đầy đủ từ các phần nói trên của virus Zika. Sau đó, họ sử dụng mô phỏng Zika trên chuột với kỹ thuật phát triển UTMB nhằm chứng minh rằng nhân bản virus này nhiễm bệnh cho chuột, biểu hiện bệnh liên quan đến não (neurological disease). Họ cho muỗi Aedes aegypti ăn bằng máu người đã nhiễm bệnh Zika với cả hai nghiệm thức “Zika virus của bố mẹ” và Zika virus nhân tạo. Họ thấy rằng số muỗi truyền bệnh giống nhau. Điều này xác định virus được nhân bản có tính chất lây bệnh rất mạnh mẽ đối với muỗi A. aegypti.  Họ tiến hành công nghệ di truyền trên virus Zika thuộc “luciferase reporter”. Luciferase là hóa chất phát sáng lấy từ đom đóm làm gen “reporter” (như gen GUS) mà người ta gọi đó là “glowing reporter”. Chính virus có "glowing" reporter có thể được người ta sử dụng để thử nghiệm thuốc chống virus (antiviral drug). Hơn nữa, dấu hiệu “reporter” này để thể được sử dụng để theo dõi dấu vết của nhiễm bệnh virus Zika trong muỗi và những động vật mô hình nhỏ.

 

Xem UTMB website.

 

 

Phát hiện mới về chu trình tế bào gốc làm tăng năng suất của bắp và cây trồng chính khác

 

Các nhà sinh học thuộc Cold Spring Harbor Laboratory (CSHL) vừa có một phát hiện quan trọng giúp người ta giải thích làm thế nào cây điều tiết sự phát triển từ tế bào gốc của chúng. Chu trình tế bào gốc mới này được tìm thấy con đường mang tín hiệu từ đỉnh sinh trưởng của cây (primordia) đến “stem cell niche” (meristem: sinh mô) định vị tại đỉnh ngọn tăng trưởng của cây.  Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Giáo Sư David Jackson đã xác định những tính hiện thắng lại (braking signals) của lá trong tế bào nằm ở phần dưới sinh mô (meristem). Người ta gọi đó là “receptor FEA3”. Họ còn tìm thấy tín hiệu “ligand” tương tác với “receptor” này, và một protein có đoạn phân tử “FCP1”. Nhóm nghiên cứu của GS Jackson trên cây bắp tìm thấy  FEA3 có chức năng khác thường.  Khi phân tử “FEA3 receptors” tại sinh mô đỉnh (meristem) này không có thể tìm thấy chức năng, "nó có thể bị che khuất bởi FCP1," Jackson đã giải thích như vậy. Tín hiệu ức chế FCP1 gửi từ các lá cây đến meristem không được chấp nhận, và tế bào gốc tăng lên nhanh chóng. Cây sẽ tạo ra rất nhiều tế bào gốc (stem cells), mọc lên nhiều hạt mới mà cây không có thể làm được như trường hợp bình thường. Nhóm nghiên cứu thử trồng cây trong điều kiện sử dụng alen yếu (weak alleles) của gen FEA3, chức năng của FEA3 receptor chỉ suy yếu từ từ. Thất bại có mức độ này trong sự thắng lại của tín hiệu từ bên ngoài meristem, làm tăng tế bào gốc không kiểm soát

Photo source: Cold Spring Harbor Laboratory

 

Xem CSHL website.

 

 

THÔNG BÁO

 

 

HỘI NGHỊ CÂY HỌ CÀ SOLANACEAE

 

 

Hội nghị lần thứ 13 về cây họ Cà “Solanaceae” (SolGenomics: From Advances to Applications) được tổ chức tại Davis, California, USA, vào ngày 12-16, tháng CHÍN 2016.

 

Xem conference website

Trở lại      In      Số lần xem: 1125

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD