Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33264631
Tuần tin khoa học 483 (13-19/06/2016)
Thứ hai, 13-06-2016 | 16:33:30

Cải biên Bt Toxin để làm tốt hơn hoạt động của nó trong ruột rầy mềm phá hại đậu Hà Lan

 

 Rầy mềm (aphid) là một trong các loài côn trùng gây hại nghiêm trọng nhất đối với nhiều loài cây trồng. Các nhà khoa học thuộc ĐH Iowa State (ISU); đó là Michael Rausch và ctv., đã tối ưu hóa hoạt tính của Bt toxin nhằm kiểm soát rầy mềm tấn công đậu Hà Lan, với tến khoa học của nó là Acyrthosiphon pisum (hình). Protein của Bt có độc tố Cry4Aa, hoạt tính của protein này khá thấp để diệt trừ rầy mềm. Các nhà khoa học ISU đã chèn vào cathepsin Lcathepsin B các vị trí  trong phân tử Cry4Aa để cho hoạt tính của nó tăng lên trong môi trường ruột non của rầy mầm. Kết quả cho thấy sự tăng tiến của protein Cry4Aa được cải biên ấy và các proteases của rầy mềm in vitro đã góp phần tích cực làm tăng cường hoạt tính của nó trong một vài cấu trúc gen của nghiệm thức nghiên cứuso với Cry4Aa chưa cải biên. Hơn nữa, rầy mềm ăn các mẫu chứa những độc tố đã được cải biên cho tỷ lệ chết cao hơn rất nhiều so với đối chứng. Trên cơ sở nghiên cứu này, sự cải biên toxin như vậy có thể được áp dụng để quản lý một cách hiệu quả hơn quần thể rầy mềm thông qua tính kháng của cây transgenic.

 

Xem tạp chí khoa học Plos One.

 

 

Gen Rol tăng cường việc sản sinh ra những antioxidants trong cây Artemisia carvifolia

 

 Những chất biến dưỡng thứ cấp của chi Artemisia được người ta biết có những dược liệu quí (hình). Chúng có mặt ở Ấn Độ (vùng Himalaya, Assam), Miến Điện, Trung Quốc. Tuy nhiên, năng suất chất dược liệu này khá thấp cho dù nó rất quí. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Quaid-i-Azam, Pakistan và ĐH Barcelona, Tây Ban Nha đã thực hiện một nghiên cứu nhằm mục đích tăng cường năng suất dược chất này có trong cây Artemisia carvifolia Buch. Phân tích HPLC được tiến hành để tìm kiếm các chất chống oxi hóa (antioxidants). Muốn làm tăng hàm lượng flavonoid, người ta tiến hành chuyển gen Rol vào cây A. carvifolia. Hai gen trong chu trình sinh tổng hợp flavonoid, phenylalanine ammonia-lyasechalcone synthase cũng được nghiên cứu. Kết quả HPLC trên cây nguyên thủy A. carvifolia cho thấy có những flavonoids như caffeic acid, quercetin, isoquercetin và rutin. So với cây nguyên thủy, hàm lượng các chất flavonoid của cây transgenic tăng đáng kể (cây rol B và cây rol C). Những cây transgenic này, cây có gen rol B tương đối hoạt động tích cực hơn cây rol C. Hiệu quả của gen rol trong mục tiêu làm tăng những chất biến dưỡng thứ cấp như vậy cũng như những hiểu biết rõ hơn về động thái tích lũy chất flavonoid đã được cung cấp từ kết quả thí nghiệm này. Xem BMC Plant Biology.

 

 

NtTTG2 - gen điều hòa sự tăng trưởng của cây thuốc lá và sự tạo ra hạt thông qua AUXIN RESPONSIVE FACTOR Genes

 

Những protein TTG (Plant TRANSPARENT TESTA GLABRA) điều hòa nhiều hoạt động mang tính chất phát triển khác nhau thông qua chu trình truyền tín hiệu auxin. Các nhà khoa học thuộc ĐH Nông Nghiệp Nanjing trươc đây đã minh chứng làm thế nào gen của cây thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) NtTTG2 hoạt động với 12 gen ARF (AUXIN RESPONSIVE FACTOR), đặc biệt là gen NtARF8, NtARF17, và NtARF19. Trong nghiên cứu này, người ta muốn chứng minh rằng NtTTG2 điều hòa sự tăng trưởng và phát triển của cây thuốc lá thông qua sự hiện diện của ba gen ARF. Khi làm câm gen NtARF8, hai gen còn lại dù hoạt động độc lập hay phối hợp với nhau đều ức chế mạnh mẽ sự tăng trưởng của cây thuốc lá so với nghiệm thức làm câm gen NtARF17 hoặc NtARF19. Làm câm gen NtARF8 còn loại bỏ hẳn ảnh hưởng kích thích tăng trưởng của thể hiện mạnh gen NtTTG2. Trái lại, tăng trưởng của cây không bị ảnh hưởng bởinghiệm thức làm câm 9 gen NtARF khác điều hòa NtTTG2. Sự thể hiện mạnh mẽ gen NtTTG2NtARF8-có vai trò quan trọng trong số lượng hạt được tạo ra, vì nghiệm thức làm câm hai gen này gây ra hiện tượng hạt bị trụy (seed abortion). NtARF8 là một thành phần hợp nhất của chu trình NtTTG2, điều hòa tăng trưởng và phát triền của cây thuốc lá. Xem  BMC Plant Biology.

 

 

Genomes của bố mẹ hoang dã và lịch sử tiến hóa cây (dã yên thảo) petunia

 

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tiến hành giải trình tự hai loài hoang dại là bố mẹ của cây hoa petunias (hình: cây dã yên thảo). Nghiên cứu cho thấy cây petunia có lịch sử tiến hóa cực kỳ phức tạp, trải qua cái gọi là  “genome triplication” cùng với các loài thuộc họ Cà (Solanaceae), với những xác định trong bộ genome có những gen qui định màu sắc và mùi thơm. Trong nghề vườn, cây petunia có vai tèo quan trọng và đã được nghiên cứu các nguyên tố chuyển vị (transposable elements) đóng vai trò cung cấp một hệ thống mô hình (model system) trong nghiên cứu sự phát triển của hoa, sản xuất mùi thơm, và tương tác với các loài ong mang phấn thụ tinh chéo (pollinators). Giống cây dã yên thảo được thuần hóa (Petunia hybrida) là kết quả lai giữa hai loài hoang dại: một có hoa tím, kích thước nhỏ được gọi là Petunia inflata và một là loài có hoa trắng, kích thước to hơn, có tên khoa học Petunia axillaris. Thông qua chọn giống tích cực trong hơn 200 năm qua, người ta sáng tạo ra các giống hoa dã yên thảo có hoa biểu hiện màu sắc của cầu vồng. Các nhà nghiên cứu hi vọng cây hoa petunia trong nghề vườn này có hơn một nửa số gen của bố mẹ hoang dã, nhưng họ quan sát rằng genome của cây hybrid có khoảng 80% gen của cây petunia trắng và chỉ có khoảng 10%  gen của cây petunia tím. Còn lại 10% gen là mosaic – một phần của trình tự lấy từ mỗi bố hoặc mẹ trộn lẫn nhau. Xem Boyce Thompson Institute website.

 

 

THÔNG BÁO

 

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN THỨ BA VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ CONG NGHỆ THỰC PHẨM

 

 Hội nghị quốc tế lần 3 về nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (3rd International Conference on Agricultural and Food Engineering: CAFEi2016) được tổ chức tại Seri Pacific Hotel Kuala Lumpur, Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 23-25, tháng Tám 2016

Xem conference website

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1521

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD