Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33252000
Tuần tin khoa học 541 (31/7-06/08/2017)
Thứ bảy, 29-07-2017 | 19:32:36

Biểu hiện mạnh mẽ gen BoC3H làm tăng cường tính chịu mặn của cải bông xanh (broccoli)

 

Protein “C3H-type zinc finger” được biết với vai trò quan trọng trong tăng trưởng và sinh trưởng của thực vật, đồng thờ giúp cây phản ứng với stress. Nhóm nghiên cứu của Ming Jiang thuộc Đại HọcTaizhou, Trung Quốc nghiên cứu gen mã hóa C3H-type zinc finger từ cây cải bông xanh (broccoli: tên khoa học là Brassica oleracea var. italica), ký hiệu BoC3H. Những phân tử transcripts của BoC3H được người ta tìm thấy khi nó bị kích thích bởi NaCl, với sự thể hiện cao nhất ở nghiệm thức 18 giờ sau khi bị mặn. Bốn dòng broccoli thể hiện mạnh mẽ gen BoC3H được các nhà khoa học này phát triển. Các dòng ấy có tỷ lệ hạt nẩy mầm cao hơn, khối lượng chất khô và hàm lượng diệp lục cao hơn khi phản ứng với stress mặn, so với cây cây nguyên thủy (wild type). Kết quả phân tích sâu hơn cho thấy gen BoC3H làm giảm đáng kể “hydrogen peroxide”, hàm lượng các chất REC (relative electrical conductivity) và MDA (malondialdehyde), bên cạnh đ1o, nó làm gia tăng rất rõ hoạt tính của enzyme “free proline”, catalase, peroxidase và superoxide dismutase. Kết quả là: ít có lá chết trong cây bông cải xanh transgenic. Nghiên cứu này cho thấy BoC3H đóng góp vào sự chống chịu stress mặn bằng cách điều hóa được hydrogen peroxide, REC, free proline, MDA, và antioxidant enzyme trong cây broccoli. Xem Plant Cell, Tissue and Organ Culture.

 

Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ đối với sự thể hiện của CBF14 trong cây lúa mì và lúa mạch

 

Gen CBF14 trong bộ gen cây lúa mì và cây lúa mạch đã và đang được tìm thấy như những yếu tố then chốt trong sự điều tiết tính chống chịu rét có phụ thuộc vào chất lượng của ánh sáng mặt trời. Các nhà khoa học từ nhiều Trường Đại Học của Hungary, đứng đầu là Aliz Novák thuộc Hungarian Academy of Sciences, đã hoàn thiện một nghiên cứu chí tiết nhằm tìm hiểu sâu hơn ảnh hưởng của độ dài sóng ánh sáng kích thích sự thể hiện gen CBF14 trong mễ cốc. Mức độ biểu hiện phân tử transcript của gen CBF14 đối với giống lúa mì mùa đông - Cheyenne, giống “winter einkorn G3116” và giống lúa mạch mùa đông “Nure” được người ta quan sát rất kỹ. Phân tích cho thấy CBF14 được kích thích rất có hiệu quả bởi ánh sáng xanh dương (blue light). Nhiệt độ cũng kích thích sự thể hiện phân tử transcript của gen CBF14, nhưng không quan hệ trực tiếp với ảnh hưởng của ánh sáng. Nhóm tác giả nghiên cứu này thấy rằng ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng trên gen CBF14 mang tính chất bổ sung (additive). Như vậy, các tính hiệu của nhiệt độ và ánh sáng đóng vai trò như một rơle điện, trong sự thể hiện gen CBF14 thông qua các con đường truyền tín hiệu khác nhau. Xem Plant Molecular Biology Reporter.

 

CRISPR-Cas9 và CRISPR-Cpf1 trong chỉnh sửa gen EPFL9 của cây lúa

 

Sự phát triển hệ thống CRISPR-Cas9/Cpf1 cho chúng ta một công cụ rất hiệu quả để sáng tạo ra những đột biến làm mất chức năng (loss of function) đối với gen mong muốn nào đó. Xiaojia Yin đứng đầu một nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), Philippines đã sử dụng CRISPR-Cas9 và CRISPR-Cpf1 làm “knock out” tính đồng dạng của gen thuộc hệ phát triển sớm EPFL9 trong cây lúa (tên gen nguyên chữ là Epidermal Patterning Factor like-9:  viết tắt là EPFL9), nó đóng vài trò “positive regulator” trong sự phát triển khí khổng cây mô hình Arabidopsis thaliana. Những đột biến đã được phát triển cho thấy việc chỉnh sửa này tại gen đích, mà gen ấy di truyền được qua thế hệ T2. Cây đột biến mong muốn như vậy thể hiện sự giảm đáng kể mật độ khí khổng ở mặt dưới lá lúa của cây lúa có chỉnh sửa gen. Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng hệ thống CRISPR-LbCpf1 (Lachnospiracae bacterium Cpf1) đối với gen đích OsEPFL9 và cho kết quả hầu như tương tự. Người ta không thấy có đột biến không mong muốn nào xảy ra (off-target mutations). Nghiên cứu chứng minh rằng CRISPR-Cas9/Cpf1 rất hiệu quả trong phát triển hệ thống chỉnh sửa gen di truyền được. Xem Plant Cell Reports.

 

Làm thế nào CRISPR xác định đích đến

 

Các nhà khoa học thuộc UC Berkley đã tìm thấy Cas1-Cas2, những proteins cho phép hệ thống miễn nhiễm với CRISPR của vi khuẩn để thích ứng với sự xâm nhiễm mới của virus, xác định được vị trí đích của bộ genome, nơi mà người ta chèn vào DNA của virus sao cho người ta có thể quan sát được nó ngay sau đó  và  mở ra một sự xâm nhiễm. Bài báo khoa học này được công bố vào ngày 20 tháng Bảy trên tạp chí lừng danh Science, tác giả là Bà Jennifer Doudna và ctv. đã báo cáo rằng việc bắt giữ những cấu hình của protein Cas1-Cas2 trong khi chèn phân tử DNA của virus vào vùng chỉnh sửa CRISPR. Những cấu hình ấy ghi nhận rằng protein thứ ba, IHF, gắn rất gần vị trí chèn đoạn và làm cong phân tử DNA thành hình chữ U, điều ấy cho phép Cas1-Cas2 kết gắn được với cả hai phân tử DNA ngày cùng một lúc. Nhóm tác giả nghiên cứu còn thấy rằng phản ứng ấy rất cần DNA đích có thể cong lại và một chút quấn tròn, xảy ra tại vùng mục tiêu. CRISPR, tại vùng độc nhất DNA, mà nơi ấy các đoạn nhỏ của phân tử DNA virus được bảo tồn cho việc tham chiếu sau này, tất cả cho phép tế bào nhận biết bất cứ virus nào đó đang cố gắng tái xâm nhiễm vào tế bào ấy. Phân tử DNA của virus luân phiên với cách thức là "short palindromic repeats," (những đoạn lập lại rất ngắn có bản chất gen đa tính trạng);  chúng đóng vai trò như những tín hiệu quan sát một cách trực tiếp protein Cas1-Cas2 để thêm vào các trình tự của virus mới. Ghi nhận đặc biệt những phân tử có tính chất “repeats” như vậy nhờ sự hợp nhất có giới hạn của Cas1-Cas2  của DNA siêu vi nhằm tạo ra “CRISPR array” (bộ chip), cho phép một hệ thống miễn dịch hoạt động và tránh né các ảnh hưởng biết trước khi chèn DNA virus vào vị trí sai. Nghiên cứu này mở ra một lĩnh vực là cải biên các protein tự chính nó. Xử lý các proteins như vậy có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể tực hiện trực tiếp (redirect) một lần nữa trên chuỗi trình tự so với lập lại xử lý CRISPR. Ngoài ra, họ còn phát triển được ứng dụng của họ vào các sinh vật khác mà không cần locus CRISPR riêng biệt nào cả.  Xem UC Berkeley News.

 

Hình: Một protein có thuật ngữ là IHF (màu xanh dương) tạo ra được một đoạn cong sắc nét phân tử DNA (xoắn màu đỏ) vùng upstream của đoạn phân tử lập lại CRISPR (xoắn màu nâu), cho phép Cas1-Cas2 (xanh lục và vàng) để xác định và gắn kết tại vị trí chèn đoạn. (ảnh chụp của Addison Wright)

 

NAS thông báo trao giải thưởng thông tin khoa học

 

Viện Hàn Lâm Khoa Học của Hoa Kỳ (U.S. National Academy of Sciences: viết tắt là NAS) đã thông báo chấp nhận hai giải thưởng “Building Capacity for Science Communication Partnership”.  Giải thưởng này nhằm mục đích khuyến khích các chiến lược nghiên cứu mới để phát triển khoa học. Người được giải thưởng sẽ được tặng 37.500 USD / mỗi người; hỗ trợ cho thông tin khoa học (scientific communication). Họ sẽ phải báo cáo thành tích của sáng kiến ấy tại một hội đồng đặc biệt “Arthur M. Sackler Colloquium on the Science of Science Communication III,” tổ hức vào ngày 16 – 17 tháng 11, 2017 tại Washington, D.C. Xem chi tiết NAS

 

 

Phát triển vaccin từ cây trồng kháng bệnh virus “bluetongue”

 

Bluetongue là bệnh do virus gây ra trên động vật nhai lại (bluetongue virus serotypes: BTV), rất nghiêm trọng trên toàn thế giới. Về thương mại, vaccines luôn sẵn sàng nhưng có nhiều rủi ro. Những vaccines tái tổ hợp được người ta ưa chuộng hơn nhằm tối thiểu hóa những rủi ro khi sử dụng vaccines.

Nhóm nghiên cứu của Albertha R. van Zyl thuộc Đại Học Cape Town, Nam Phi đã phát triển hai vaccines mới “protein body (PB) plant-produced) từ thực vật, tên gọi là Zera®-VP2epZera®-VP2. Zera®-VP2ep có trình tự của BTV serotypes đa chủng và Zera®-VP2 có đầy đủ trình tự của “BTV-8 VP2 codon-optimized”. Zera®-VP2ep được người ta chế tạo ra nhằm mục đích kích hoạt phản ứng miễn dịch đối với nhiều serotypes của BTV. Cả hai vaccines này đề thành công trong thao tác kỹ thuật trên cây thuốc lá (Nicotiana benthamiana) thông qua vi khuẩn Agrobacterium. Phân tích cho thấy proteins thể hiện được tích lũy trong tế bào chất của tế bào thực vật. Nghiên cứu miễn dịch học cho thấy đây là những ứng cử viên vaccine kháng VP2 trên chuột. Xem BMC Biotechnology.

Trở lại      In      Số lần xem: 629

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD