Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  32
 Số lượt truy cập :  33251800
Tuần tin khoa học 583 (21-27/05/2018)
Thứ bảy, 19-05-2018 | 06:49:28

Điều tiết tiêu cực hàm lượng anthocyanin trong cải bắp

 

Anthocyanin là một hàm lượng hoạt chất đóng vai trò thực phẩm chức năng cho sức khỏe con người và có giá trị trong công nghiệp thực phẩm. Cho dù có nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống cải tiến hàm lượng anthocyanin cao, nhưng biến dị di truyền bắp cải màu đỏ hoặc màu tím (Brassica oleracea var. capitata F. rubra) vẫn chưa có những nghiên cứu cẩn thận. Nhón  nghiên cứu Hayoung Song và Hankuil Yi thuộc Chungnam National University, Hàn Quốc  đã xác định được cơ chế của sự hình thành màu tím trong bắp cải. Gen BoMYBL2–1 là một repressor (thể ức chế) sự sinh tổng hợp anthocyanin trong bắp cải và sự thể hiện của nó không được người ta tìm thấy trong bắp cải màu tím. Phân tích bắp cải màu tím cho thấy đó là một gen BoMYBL2–1 có tính chất thiếu chức năng (defective). Phát hiện này được xác nhận thông qua phân tích những gen khác trong sự kiện tổng hợp chất anthocyanin. Các chỉ thị phân tử đối với bắp cải màu tímđã được phát triển và được minh chứng rõ ràng. Đây là báo cáo khoa học đầu tiên về chỉ thị phân tử đối với bắp cải tím. Những chỉ thị ấy sẽ trở nên rất hữu ích đối với việc tạo ra con lai F1 làm thực phẩm chức năng, và phục vụ công nghiệp thực phẩm cần có hàm lượng anthocyanin cao. Xem BMC Plant Biology.

 

Gen mã hóa protein “harpin” có liên quan đến tính chống chịu bệnh thối rễ do Phytophthora trong cây đậu nành

 

Thối rễ và thối thân (stem rot: PRR) do Phytophthora sojae gây ra, là một trong những bệnh hại trầm trọng nhất trong sản xuất đậu nành (Glycine max) trên thế giới. Các protein “harpin” của pathogen gây bệnh này đã được người ta xác định  làm tăng tính kháng bệnh và côn trùng của cây trồng. Nhóm nghiên cứu của Qian Du thuộc Jilin University, Trung Quốc đã chuyển nạp gen mã hóa harpin protein, gen hrpZpsta (tên mới hrpZm), từ vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. tabaci vào giống đậu nành. Ba dòng transgenic độc lập thể hiện mạnh mẽ gen hrpZm được họ thu nhận, chúng thể hiện mạnh mẽ tính chống chịu vớisự xâm nhiễm của P. sojae so với cây không chuyển nạp gen. Phân tích còn cho thấy hoạt động của các enzyme có liên quan đến khả năng tự bảo vệ cây tăng lên đáng kể trong cây đậu nành transgenic so với cây đối chứng sau khi chủng nấm bệnh.

 

Kết quả cho thấy rằng sự biểu hiện mạnh mẽ của gen hrpZm làm tăng đáng kể tính chống chịu với bệnh PRR của cây đậu nành. Đây là cách tiến cận để nhà chọn giống đậu nành áp dụng nhằm phát triển các giống đậu nànhcó khả năng cải tiến được tính chống chịu với những pathogen gây bện phát sinh từ đất (soil-borne pathogens).

 

Xem chi tiết Transgenic Research.

 

 

Cải biên hệ gen làm chậm lại sự hóa già cánh hoa trong trường hợp hoa bìm bìm biếc (Japanese Morning Glory)

 

Thời gian hoa nở kéo dài bao lâu là một trong những tính trạng nông học quan trọng trong nghề vườn. Trong trường hợp hoa bìm bìm biếc (tên tiếng Anh là Japanese morning glory, tên khoa học là Ipomoea nil), một yếu tố phiên mã có tên là EPHEMERAL1 (EPH1), là một “NAC transcription factor”, là một “regulator” của sự hóa già cánh hoa màu tím đẹp rự rỡ này. Nhóm nghiên cứu của Kenichi Shibuya thuộc National Agricultural Research Organization, Nhật Bản đãáp dụng hệ thống chỉnh sửa hệ gen CRISPR-Cas9 để tạo đột biến có chủ đích gen EPH1 của hoa bìm bìm này. Có 3 vùng trong gen EPH1 được gây đột biến cùng một lúc bằng một “CRISPR vector” có chứa ba phân tử “single-guide RNAs”. Họ đã chọn lựa được tám cây có chứa DNA cải biên này. Phân tích cho thấy đột biến xảy ra tại vị trí mục tiếu có tính chất “single” hoặc vị trí có tính chất  “multiple” trong tám cây được chọn ấy. Những đột biến như vậy di truyền sang thế hệ T1, ở đây, cây thể hiện rất rõsự hóa già của cánh hoa trở nên chậm lại. Do đ1o, công nghệ CRISPR-Cas9 có thể đã kích hoạt đột biến rất hiệu quả hoa bìm bìm Nhật Bản tại gen đích. Đột biến eph1 được phát triển trong nghiên cứu này sẽ rất có ích cho  nhiều nghiên cứu sau này về sự hóa già của cánh hoa. Xem Plant Physiology and Biochemistry.

 

Cải tiến màu võ trấu hạt thóc bằng CRISPR

 

Rice chalcone isomerase gene (OsCHI) là một gen lặn điều khiển màu sắc võ trấu hạt thóc. Muốn phát triên đột biến OsCHI trong cây lúa, nhóm nghiên cứu của Zhiqun Que thuộc Yichun University, Trung Quốc đã thiết kế vector CRISPR-Cas9 trong kỹ thuật chỉnh sửa hệ gen, mang  phân tử “single guide RNA” nhắm đích đến là OsCHI. Plasmid được thiết kế ấy được chuyển nạp vào giống lúa trồng Taipei309 thông qua vi khuẩn Agrobacterium. Họ đã thu nhận được bốn thể đột biến knockout OsCHI, bao gồm hai homozygous hai đột biến đồng hợp tử mất đoạn và hai đột biến dị hợp tử mất đoạn. Hầu hết các đột biến ấy biểu hiện kiểu hình bông lúa màu nâu khi trổ bông, rồi chuyển vàu vàng sáng khi lúa chín. Kỹ thuật chỉnh sửa hệ gen CRISPR đối với gen OsCHI đã giúp họ phát triển thành công giống lúa đột biến có hạt thóc vàng (golden hull) và chứng minh rằng CRISPR-Cas9 là công cụ hữu hiệu cho công nghệ di truyền cây lúa. Xem Journal of Biobased Materials and Bioenergy.

 

Gene Editing cải tiến giống ca cao

 

 Cây ca cao là nguyên liệu để chế biến ra sô cô la. Hàng năm, bệnh hại ca cao làm thiệt hại năng suất ca cao thế giới 20-30%. Các nhà khoa học của Pennsylvania State University, đã 1p dụng kỹ thuật di truyền CRISPR-Cas9 để cải tiến giống ca cao chống chịu tốt với bệnh hại. Nghiên cứu trước đây xác định được gen TcNPR3 ức chế phản ứng của cây khi bị bệnh tấn công. Nhóm nghiên cứu của Andrew Fister, một post-doct trong ngành khoa học thực vật đã giả định rằng nếu CRISPR-Cas9 trong thực hiện knock gen nói trên thành công, điều này sẽ làm cho cây trở nên kháng bệnh. Họ áp dụng chuyển nạp gen đột biến bằng phương pháp gián tiếp qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens, để chuyển nạp hợp phần  CRISPR-Cas9 vào lá ca cao tách ra. Phân tích mô lá ấy, họ tìm thấy đột biến mất đoạn chiếm 27% các bảo sao chép TcNPR3. Khi họ tiến hành chủng bệnh do nấm  Phytopthera tropicalis, một pathogen thường gặp trên cacao và cây trồng khác, những lá ấy biểu hiện kháng bệnh tốt hơn đối chứng. Họ đang tiến hành khảo sát trên cả toàn thân cây để xác định sự hữu hiệu của phương pháp trong cải tiến giống ca caco tương lai. Xem Penn State News.

 

THÔNG BÁO

 

Danh sách của gen được nghiên cứu trên các tạp chí khoa học kinh điển được trích dẫn nhiều nhất trên bách khoa thư (Wikipedia)

 

Danh sách của gen được nghiên cứu trên các tạp chí khoa học kinh điển được trích dẫn nhiều nhất trong Wikipedia hơn là danh mục khoa học thuần túy. Matt Miller, một nhà khoa học quản lý dữ liệu và quản lý thư viện của New York City, đã phân tích cở sở dữ liệu “sự trích dẫn” từ Wikimedia Foundation vào tháng Ba 2018 đã ghi nhận điều này. Theo đó, 15,7 triệu hồ sơ (records), cho thấy có bao nhiêu lược được trích dẫn từ sách đạt chuẩn quốc tế (international standard book numbers:(ISBNs) và tạp chí khoa học trực tuyến và số hóa (digital object identifiers: DOIs) đểu được liệt kê rõ ràng. Miller xem xét ấn phẩm tiếng Anh với DOIs, xác định những bài được trích dẫn 1,2 triệu lượt, trên 835.000 tạp chí riêng biệt nhau. Chủ đề được trích dẫn nhiều nhất là “phân tích trình tự cDNA full-length của người và chuột” in năm 2002. Có 4.702 lần được trích dẩn từ English Wikipedia. Có 5 bài học thuật trong top 10 đều thuộc về lĩnh vự di truyền (genetics). Đọc thểm Nature.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 688

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD