Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33246403
Tuần tin khoa học 590 (09-15/07/2018)
Thứ bảy, 07-07-2018 | 05:59:51

Gen HTT2 của Arabidopsis cải tiến tính chống chịu nóng cải bắp ở giai đoạn trổ bông

 

Trong cây Arabidopsis, gen HEAT-INDUCED TAS1 TARGET2 (HTT2) đã được phân lập như một gen quan trọng điều khiển tính chống chịu nóng (thermotolerance gene). Gen này được xử lý làm câm gen bởi  ta-siR255, một dạng của siRNA. Chính ta-siR255 siRNA không hề có mặt trong giai đoạn trổ bông của cải bắp (tên tiếng Anh là Chinese cabbage, tên khoa học là Brassica rapa ssp. pekinensis). Nhóm nghiên cứu của Jianxia Jiang thuộc Chinese Academy of Sciences trước đó đã cố gắng thể hiện mạnh mẽ gen BrpHTT2 trong cây cải bắp vào giai đoạn trổ bông, nhưng họ đã thất bại vì hiện tượng đồng ức chế (cosuppression). Họ đã thực hiện nghiên cứu khác nhằm mục đích cho thể hiện mạnh gen ngoại sinh HTT2 của cây Arabidopsis vào giai đoạn trổ bông của bắp cải để cải thiện tính chống chịu nóng. Sau khi chuyển nạp gen HHT2 của cây Arabidopsis, HTT2 biểu hiện trong giai đoạn trổ bông của cây cải bắp, họ tiến hành đánh giá những cây chuyển nạp gen ấy trong nghiệm thức có nhiệt độ nóng 38°C và điều kiện tạo ra “heat-shock” ở 46°C. Tỷ lệ sống sót của cây chuyển nạp gen ở giai đoạn cây con tăng so với cây nguyên thủy dưới điều kiện bị sốc nhiệt (heat shock). Chiều dài trục mang lá mầm (hypocotyl) của cây cải non được chuyển nạp gen cũng tăng trong điều kiện nhiệt độ cao và heat shock. Ngiều gen yếu tố đối với “heat-shock” cũng được tìm thấy, chúng điều tiết theo kiểu “up” trong cây biến nạp dưới điều kiện nhiệt độ cao và heat shock. Ở ngoài đồng, cây transgenic có màu xanh lục đẹp hơn và hình thành lá cuộn bắp cải sớm hơn cây nguyên thủy. Xem  BMC Plant Biology.

 

 

 Hình: So sánh trình tự DNA của pri-miR173, TAS1,siR255 genes giữa A. thaliana với các homologs của chúng trong cây B. rapa

 

OSIPMS1 có vai trò quan trng trong tính trng cưng lc ht ging ca cây lúa

 

Cường lực hạt giống (seed vigor) là tính trạng nông học quan trọng trong kỹ thuật gieo sạ thẳng. Isopropylmalate synthase (IPMS) là enzyme đóng vai trò xúc tác có trong chu trình sinh tổng hợp leucine (Leu), nhưng ảnh hưởng của nó trên cường lực hạt giống vẫn còn chưa rõ ràng. Nhóm nghiên cứu của Yongqi He đã tiến hành nghiên cứu vai trò của gen OsIPMS1 và OsIPMS2 trong cường lực hạt giống lúa.

 

Cả hai gen OsIPMS1 và OsIPMS2 được người ta cho rằng điều khiển enzyme xúc tác sinh tổng hợp Leu và chu trình ngược Leu (Leu feedback) ức chế hoạt tính của IPMS. Làm xáo trộn OsIPMS1 sẽ dẫn đến kết quả xấu là cường lực hạt giống sẽ yếu đi trong những điều kiện khác nhau, mà những điều kiện ấy có thể liên quan đến hoạt động khử các amino acids khi hạt thóc nẩy mầm. Mười một amino acids có liên quan đến chống chịu stress, sinh tổng hợp GA và chu trình tricarboxylic acid cũng giảm đi đáng kể trong cây lúa đột biến gen osipms1 so với cây nguyên thủy (wild types) khi hạt thóc nẩy mầm. Kết quả phân tích cho thấy có tất cả 1.209 gen biểu hiện rất khác nhau được thay đổi trong dòng đột biến osipms1 so với dòng nguyên thủy khi lúa bắt đầu nẩy mầm. Hầu hết các gen ấy có trong phản ứng phân giải (glycolysis), tiến trình hình thành protein  và cơ chế biến dưỡng mannose. Phân tích sâu vai trò của OsIPMS1 trong cường lực hạt giống có trong phản ứng phân giải tinh bột (starch hydrolysis), hoạt động glycolytic và năng lượng ở các mức độ khác nhau khi hạt thóc nẩy mầm. Như vậy, nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò của gen OsIPMS1 trong cường lực hạt giống lúa, xem Plant Biotechnology Journal.

 

 ng dng h thng CRISPR-CAS9 chnh sa h gen cây gng (China’s medical yam)

 

Gừng Dioscorea zingiberensis, là một loại thuộc họ khoai mở (yam) của Trung Quốc. Nó là cây dược liệu quan trọng sản sinh ra diosgenin, nguồn vật liệu giàu steroidal hormones. Cho đến nay, chưa có nội dung chỉnh sửa hệ gen được thực hiện trên cây D. zingiberensisHệ thống CRISPR-Cas9 chứng tỏ là một công cụ hiệu quả trong cải biện hệ gen đối với nhiều loài cây trồng. Nhóm nghiên cứu Shan Feng thuộc Đại Học Vũ Hán, Trung Quốc đã thực hiện công trình nghiên cứu áp dụng hệ thống CRISPR-Cas9 trên hệ gen cây D. zingiberensis. Họ đã thiết kế một phân tử “guide RNA” đối với đích đến là gen farnesyl pyrophosphate synthase gene (Dzfps), gen này có trong hoạt động sinh tổng hợp các chất biến dưỡng thứ cấp (secondary metabolites). Tần suất cao những cây đột biến được quan sát trong thế hệ T0. Trong những cây được biến nạp, có 9 cây đột biến biểu hiện đột biến có chủ đích ở vị trí chính xác cần cải biên. Mức độ các phân tử Dzfps, giảm đáng kể, dẫn đến kết quả làm giảm hàm lượng squalene trong cây đột biến so với cây nguyên thủy. Như vậy hệ thống CRISPR-Cas9 có thể là cách tiếp cận rất hiệu quả trong cải biên hệ gen cây D. zingiberensis. Xem chi tiết bài viết trong tạp chí Plant Cell, Tissue and Organ Culture.

 

Gen đồng dạng MS45 là thành phần chủ chốt của bất dục đực trong cây lúa mì

 

Định tính và thao tác gen qui định bất dục đực của cây lúa mì, loại hình làm bánh mì lục bội thể là những hiểu biết vô cùng cần thiết và quan trọng. Ngần ây , giúp người ta hiểu được sự phát triển hạt phấn và nguồn bất dục đục của gen định vị trong nhân NGMS (nuclear genetic male sterility). Gen bất dục đực của bắp Male sterile 45 (Ms45) đã được người ta biết nhiều trong sự thụ tính của bắp. Muốn nghiên cứu vai trò của gen Ms45 này trong cây lúa mì, nhóm nghiên cứu của Manjit Singh thuộc DuPont Pioneer đã tiến hành đột biến  các gen đồng dạng (homeologs) A, B và D của Ms45 thông qua hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9. Rất nhiều dòng có những phối hợp khác nhau về đột biến, bao gồm các dòng đột biến ở cả ba “homeologs”. Phân tích cho thấy*-           tất cả ba “Ms45 homeologs” đều góp phần vào sự kiện “đực hữu thụ” và các dòng đột biến “triple” như vậy cần để phát triển những hạt phấn bất thường (abort pollen) để có được sự kiện bất dục đực. Ngoài ra, một sao chép gen nguyên thủy Ms45 có thể phục hồi phấn hoa (restore fertility) đối với những dòng lúa mì đột biết bất dục đực. Kết quả minh chứng rằng gen MS45 có chức năng trong bất dục đực của lúa mì. Gen Ms45 có khả năng được sử dụng trong công nghệ hạt giống như SPT (Seed Production Technology) để tạo ra hạt lai F1. Xem Plant Molecular Biology.

 

Các nhà khoa học của AGRILIFE sử dụng gene knock-in để tạo ra cây lương thực có tính kháng bệnh phổ rộng

 

Một kỹ thuật chỉnh sửa gen mới có tiềm năng tạo ra cây trồng  kháng phổ rộng đối với bệnh hại, theo nhóm các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife Research.

 

Dr. Junqi Song (hình), nhà bệnh cây học của AgriLife cùng với nhóm nghiên cứu của ông đã sử dụng kỹ thuật "knock-in" trong chỉnh sửa gen. Họ cho rằng nó có thể là cách tiếp cận mới tốt hơn trong quản lý tính kháng bệnh hại của cây. Cho dù chúng ta có thể thực hiện kỹ thuật genes off (knocking out), họ vẫn sử dung hệ thống CRISPR-Cas9 để du nhập vào, hoặc “knock in” một nhóm “regulators” di truyền rất đặc biệt, giúp cây kháng được bệnh hại mà không ảnh hưởng gì đến cây.

 

"So sánh cho thấy, tiếp cận phương pháp “knock-in” phức tạp hơn rất nhiều  phương pháp “knockout," Dr. Song nhấn mạnh như vậy. Phương pháp knock in sẽ tạo nên một hệ thống giúp cây biểu hiện thành công tất cả những gen liên quan đến kháng bệnh khi pathogen tấn công lây nhiễm cây trồng. Nhóm nghiên cứu của Dr. Song tập trung vào bệnh héo rũ cây cà chua, khoai tây (late blight / tomato và potato) kỹ thuật này vẫn có tiềm năng ứng dụng trên cây lương thực như lúa mì, lúa nước, bông vải, dâu tây, cà rốt và cây có múi. Xem AgriLife Today.

 

 

THÔNG BÁO

 

Đại Hội Thế Giới về Công Nghệ Sinh Học

 

GLOBAL CONGRESS ON BIOTECHNOLOGY

 

Đại Hội Thế Giới về Công Nghệ Sinh Học được tổ chức vào ngày 6-7 tháng Chín, năm 2018; tại Bangkok, Thailand. Xem chi tiết conference website.

 

   

Trở lại      In      Số lần xem: 674

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD