Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33247578
Tuần tin khoa học 619 (28/01-03/02/2019)
Thứ bảy, 26-01-2019 | 08:04:25

Giống lúa biến đổi gen có khả năng quang hợp tốt hơn giống lúa thường

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Plant cho rằng phương pháp mới về công nghệ di truyền có khả năng làm tăng cường hiệu quả quang hợp của cây lúa, làm tăng năng suất hạt lên đến 27%. Với thuật ngữ “GOC bypass”, phương pháp mới này làm cho tế bào chứa nhiều hơn CO2 mà theo một khía cạnh khác nó sẽ bị mất thông qua quang hô hấp (photorespiration). Cây chuyển gen có màu xanh hơn và cây to hơn với hiệu quả quang hợp cao, tạo năng suất tốt hơn trên đồng ruộng, đặc biệt là khi có ánh sáng chói chang. Kỹ thuật di truyền này trong mục tiêu làm gia tăng tiềm năng về năng suất lúa, tập trung vào cơ chế quang tổng hợp. Một cách làm tăng quang hợp như vậy là đi vòng tránh quang hô hấp (bypass photorespiration), một tiến trình tùy thuộc nhiều vào chất lượng ánh sáng mà trong đó, oxygen bị lấy ra và phóng thích CO2. Nhiều nghiên cứu được thực hiện trong quá khứ đã vận dụng “photorespiratory bypasses” vào cây trồng, nhưng hầu hết các thí nghiệm ấy đều được thực hiện trên cây mô hình Arabidopsis. Thep nghiên cứu mới này, nhóm nghiên cứu đã phát triển chiến lược này để làm chuyển hướng CO2 từ quang hô hấp sang quang tổng hợp. Họ đã chuyển đổi một phân tử có tên gọi là glycolate, sản phẩm của quang hô hấp, thành ra CO2 thông qua ba enzymes của cây lúa: glycolate oxidase, oxalate oxidase, và catalase. Muốn khai thác có hiệu quả kỹ thuật “GOC bypass”, mà tên nó là chữ viết tắt của 3 enzymes nói trên, người ta chuyển vào các gen mã hóa enzymes ấy trong lục lạp của cây lúa. Quang hô hấp bị ức chế 18%-31% so với nghiệm thức đối chứng, quang hợp thuần (net photosynthetic rate) tăng 15%-22%, chủ yếu do nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn để phục vụ cho quang hợp. Cây GOC xanh hơn, to hơn, với sinh khối tính theo chất khô cao hơn 14%-35%. Tinh bột hạt gạo băng về kích thước đến 100% và tăng về số lượng trong một tế bào là 37%. Trong vụ Xuân, năng suất hạt tăng từ 7% đến 27%. Xem the paper's abstract.

 

Phân tích “meta” các phản ứng enzyme trong đất đối với ruộng trồng giống cây BT

 

Các nhà khoa học thuộc “Chinese Academy of Sciences” và cộng sự đã thực hiện một phân tích có qui mô lớn toàn cầu (global meta-analysis) xác định các phản ứng của enzyme trong đất đối với cây trồng chuyển gen Bt. Công trình khoa học được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment. Trước tiên họ định lượng các phản ứng của enzyme trong đất khi trồng cây biến đổi gen Bt, không có tồn dư trong đất gen Bt của cây chuyển gen. Họ tìm cách giải thích làm thế nào các phản ứng của enzyme trong đất hoạt động  với nhiều giống cây trồng biến đổi gen Bt khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau, sự đóng góp tương đối của những phản ứng như vậy dẫn đến kết quả gì. Kết quả ghi nhận rằng: dehydrogenase và urease phản ứng tích cực với cây trồng Bt. Dehydrogenase, phản ánh hoạt động biến dưỡng chung của vi khuẩn sống trong đất, khi gia tăng đáng kể mật số, điều này có thể dẫn đến làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất thông qua tiến trình khoáng hóa có lợi hoặc sự chuyển dạng chất dinh dưỡng hữu cơ và độ phì của đất thành trạng thái vô cơ. Urease, là enzymes tham gia sự khoáng hóa nitrogen, khi nó gia tăng có thể dẫn đến kết quả là thúc đẩy chu trình biến dưỡng nitrogen. Người ta quan sát những phản ứng có ý nghĩa trên ruộng trồng bông vải Bt vào giữa thời kỳ tăng trưởng của cây. Phản ứng hoạt động của enzyme đối với đặc tính của cây Bt nhiều hơn là đặc tính của đất. Xem Science of the Total Environment.

 

GENE EDITING phát triển giống cà chua có vị cay

 

Với sự phát triển của công cụ chỉnh sử gen, các nhà khoa học thuộc “Federal University of Viçosa”, Brazil đã phát triển khả năng công nghệ di truyền này tạo ra giống cà chua có vị cay (spicy tomatoes). Công trình khoa học được công bố trên tạp chí Trends in Plant Science. Mục tiêu chính của “spicy tomatoes” là giúp người ta dễ dàng sản xuất ra capsaicinoids qui mô công nghiệp lớn, mà chất biến dưỡng thứ cấp của nó (secondary metabolites) giống như của cây ớt có mùi và vị giống hệt. Nó còn được chứng minh rằng đây là giống cà chua có lợi cho sức khỏe và ứng dụng công nghệ. Theo các nhà nghiên cứu này, hai kỹ thuật chỉnh sửa hệ gen có thể được áp dụng cùng với nhau để bật mở quá trình sinh tổng hợp chất capsaicinoid trong cà chua. Công cụ thứ nhất là TALEs (transcriptional activator-like effectors), một bộ proteins được tách chiết từ vi khuẩn Xanthomonas spp., khi chúng xâm nhiễm bệnh vào cây trồng. Thực hiện nhanh tổng hợp “TALE genes” vào vector đơn T-DNA sẽ cho phép hoạt đột điều tiết gen theo kiểu UP xảy ra cùng một lúc với sự thể hiện của một vài gen chủ lực mã hóa capsaicinoid. Công cụ thứ hai là sử dụng kỹ thuật di truyền trên toàn hệ gen đối với sự thay thế vùng đích của những promoters. Đây là kỹ thuật được chứng minh là hiệu quả trong cây cà chua, với promoter 35S chèn trước gen đích ANT1 – mã hóa một yếu tố phiên mã trong điều tiết việc sản sinh ra anthocyanin. Các vùng trong promoter của những gen không hoạt động thuộc chu trình capsaicinoid có thể được thay thế với promoter nội sinh chuyên tính cho quả cà chua để sản sinh ra cây “cisgenic” thông qua các gen tích cực cho phiên mã. Trắc nghiệm sẽ cho chúng ta kết quả là: nếu sản phẩm có chức năng đầy đủ, thì phản ứng hóa sinh sẽ rất tích cực, và hoạt động xúc tác của enzyme sẽ đúng như chu trình mong muốn. Xem Trends in Plant Science.

 

Cá rô phi chỉnh sửa gen không được xếp vào GMO tại Argentina

 

Cá rô phi chỉnh sửa gen (FLT 01: Gene-edited tilapia) sẽ không được xếp vào sinh vật cải biên di truyền (GMO: genetically modified organism ) tại Argentina, theo “National Advisory Commission on Agricultural Biotechnology” (CONABIA). Dòng cá rô phi mới này đã được phát triển bởi công ty Intrexon và công ty nhánh của nó  AquaBounty Technologies, mà trường hợp trước đây đã xảy ra với cá hồi “AquaAdvantage salmon”. FLT 01 đã được phát triển với cải tiến năng suất thịt lên đến 70%, mức độ tăng trưởng tăng 16%, và cải tiến chỉ số chuyển hóa thức ăn là 14% (feed conversion ratio). Theo CONABIA, cá rô phi FLT 01 đã được phát triển thông qua kỹ thuật chỉnh sửa gen và không có DNA ngoại lai hoặc một tổ hợp di truyền mới nào, do đó, nó không được xem như là một sinh vật cải biên di truyền (GMO). Xem The Fish Site.

 

Công nghệ sinh học và vấn đề sức khỏe của rừng

 

Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hoa Kỳ về Khoa Học, Công Nghệ và Y Khoa (U.S. National Academies of Sciences, Engineering and Medicine) vừa công bố rằng công nghệ sinh học có thể đóng góp một phần vào nội dung bảo vệ rừng chống lại sự phá hại của côn trùng và bệnh hại cây khi có dịch bùng phát. Bằng cách sử dụng công nghệ sinh học, người ta chuyển vào cây rừng những tính trạng kháng côn trùng đe dọa sức khỏe của cây, ví dụ như du nhập những côn trùng và bệnh hại cây không có nguồn gốc bản xứ (non-native tree pests and diseases) nhanh chóng bởi biến đổi khí hậu và thương mại toàn cầu, du lịch toàn cầu; điều này có thể được giảm thiểu. Hai loài cây: “American Chestnut” (cây dẻ Mỹ) và cây dương lai (hybrid poplars), hiện được xem xét trong các thí nghiệm ngoài đồng để đánh giá các chỉ tiêu về sức khỏe của cây. Báo cáo còn đề cập đến những nghiên cứu sâu hơn nhằm cải tiến việc sử dụng công nghệ sinh học như một công cụ sức khỏe của cây rừng. Những thách thức như thiếu hiểu biết về cơ chế di truyền của cây kháng lại sâu hại, sự chậm trễ trong xác định những thay đổi của di truyền của cây rừng do hệ gen của chúng cực kỳ phức tạp, và thiếu những thông tin về ảnh hưởng của việc phóng thích ra giống cây mới đối với nhiều ngoại cảnh khác nhau đã được khẳng định trong báo cáo. Tầm quan trọng của nghiên cứu phản ứng xã hội đối với việc sử dụng công nghệ sinh học nhằm đánh giá sức khỏe rừng, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quyết định chuẩn xác. nếu được chính phủ phê chuẩn, những công nghệ sinh học này sẽ được vận dung một cách hiệu quả nhằm giảm thiếu mức độ tai hại của những cánh rừng thuộc Bắc Mỹ, do đó, nó sẽ làm tăng nhiều cơ hội  tạo ra hệ sinh thái rừng khỏe và an lành. Xem  U.S. National Academies' report highlights và press release.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 555

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD