Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  30
 Số lượt truy cập :  33262360
Tuần tin khoa học 637 (03-09/06/2019)
Thứ bảy, 01-06-2019 | 05:27:50

Protein thực vật có vai trò quan trọng trong bảo vệ tế bào chống lại tổn thương bởi chính thực vật

 

Theo kết quả nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã khám phá rằng: làm thế nào cây tự bảo vệ chống lãi những nguy hiểm có thể xảy ra bởi các yếu tố ngoại cảnh ví dụ như điều kiện bất thuận của môi trường sống. Trong một trạng thái lý tưởng, quang tổng hợp bắt đầu khi ánh sáng được cây tiếp nhận để sản sinh ra những phân tử giàu năng lượng. Rồi sau đó, những phân tử năng lượng ấy làm cho cây lấy carbon dioxide trong không khí để cố định thành những phân tử đường, cung cấp năng lượng dự trữ cho cây. Khi cây bị stress, giai đoạn thứ hai của quang hợp bị ảnh hưởng. Khi thiếu ánh sáng, chẳng hạn, quang tổng hợp thứ cấp tiến hành rất chậm thậm chí bị ngừng lại. Khi cây tìm thấy ánh sáng trở lại, có một sự tạo ra phụ phẩm của ô xy (oxygen byproducts). Nếu như không ở trạng thái trung tính, những phân tử ô xy có hoạt động mạnh mẽ có thể làm cho tế bào bị tổn thương. Đó là tiến trình của quang tổng hợp thứ cấp (second stage of the photosynthesis process) mà các nhà khoa học tập trung trong nghiên cứu của họ, với tảo Chlamydomonas. Họ nghiên cứu chức năng của hai protein thực vật bảo vệ tế bào bằng cách chuyển đổi các phân tử “reactive oxygen” thành ra nước: đó là flavodiiron proteins (FLV) và plasmid terminal oxidases (PTOX). Protein FLV đóng vai trò công tắc bật mở để điều khiển tốc độ sản sinh ra đường khi có ánh sáng tác động vào cây. Protein PTOX, được ví như một cái “valve” của nồi áp suất, phát tín hiệu cho cây để phóng thích ra “oxygen byproducts”. chúng được tạo ra bởi  quang hợp thứ cấp chậm hoặc bị tắt nghẽn. Vai trò của hai protein nói trên được các nhà khoa học cho rằng đó là những kiến thức mới giải thích được tại làm sao cây xanh có thể tự trung hòa chính nó để chống lại tổn thương trong tế bào, như một kết quả của sự cực đoan của môi trường bên  ngoài. Xem PNAS.

 

Nghiên cứu đa dạng của cây trồng trồng kế cận vùng canh tác giống bông chuyển gen BT trên cơ sở quần thể côn trùng

 

Các nhà nghiên cứu thuộc Chinese Research Academy of Environmental Sciences và CSIRO Agriculture and Food đã thực hiện một công trình khoa học nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đại trà những giống cây trồng. Họ so sánh số loài (species), mức độ đông đúc của quần thể, sự cân bằng của cộng đồng dân cư và tính chất trội hơn hẳn của loài côn trùng nào đó hoặc loài cỏ dại nào đó trên những cánh đồng trông bông vải Bt và bông vải non-Bt tại 27 địa điểm thuộc miền Bắc Trung Quốc. Đề làm rõ kết quả của nghiên cứu này, người ta tiến hành thí nghiệm ngoài đồng 3 năm liên tục. Mức độ đa dạng của cỏ dại trên cả hai cánh đồng ấy đều giống nhau, nhưng số loài và chỉ số đa dạng của côn trùng tỏ ra thấp hơn trên cánh đồng bông vải Bt, ít bị ổn thương trên lá của các loài thực vật lá lớn, bao gồm cả bông vải cũng như cây trồng được canh tác gần đó. Tổn thương lá của giống bông vải Bt và bông vải non-Bt âm tính với đa dạng của cây trồng liền kề vùng trồng bông vải. Theo nghiên cứu này, người ta kết luận rằng: cây trồng trên vùng có giống bông chuyển gen Bt không bị ảnh hưởng của giống cây trồng Bt đối với nội dung đa dạng sinh học trong mối tương tác vô cùng phức tạp giữa những cây trồng transgenic, cỏ dại và quần cư côn trùng. Xem Transgenic Research.

 

Công nghệ CRISPR được thương mại hóa nhanh chóng

 

Thị trường công nghệ CRISPR trên thế giới ước đạt 449,6 triệu USD vào năm 2017 và nó được dự đoán là tăng trưởng trên 25% vào năm 2018 đến năm 2025, theo xu hướng thị trường khoa học đăng trên All Market Insights. Sự thích ứng của công nghệ CRISPR góp phần làm gia tăng nguồn tài chính hỗ trợ bởi chính phủ và các tổ chức tư nhân cho công nghệ đầy triển vọng này. Theo tổ chức Congressional Research Service (U.S.), National Institutes of Health (NIH) tăng ngân sách nghiên cứu khoa học đối với lĩnh vực nghiên cứu có liên quan đến CRISPR từ 5,1 triệu USD năm 2011 lên đến  603 triệu USD vào năm 2016. Tổ chức NIH xác định mức tăng kinh phí tài trợ nghiên cứu CRISPR ước khoảng 981 triệu USD từ 2006 đến 2016. Báo cáo còn giới thiệu tóm tắt thị trường công  nghệ CRISPR ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, và châu Mỹ La Tinh. Xem All Market Insights.

 

Ứng dụng CRISPR-Cas9 trong nghiên cứu sự thay thế nucleotide trong nấm gây bệnh đạo ôn cây lúa

 

Chỉnh sửa hệ gen bằn hệ thống CRISPR-Cas9 đã đang là một trong những kỹ thuật có triển vọng trong công nghệ di truyền. Các nhà kho học thuộc Meiji University đã phát triển một chiến lược mới trong chỉnh sửa hệ gen thông qua “single crossover-mediated homologous recombination” (tái tổ hợp alen đồng hợp tử thông qua quấn tréo một lần) trong hệ gen nấm gây bệnh đạo ôn lúa với hệ thống CRISPR-Cas9. Sử dụng kỹ thuật mới này, sự thay thế vào (substitution) phân tử base nào đó đạ hiệu quả cao tại locus mong muốn nào đó, rồi đột biến gen đích khá chính xác. Hơn nữa, phương pháp mới này cho phép “knock-in” gen theo kiểu “one-step GFP” tại đầu C của gen đích. Chiến lược nghiên cứu “single cross-over mediated genome editing” có thể làm gia tăng hiệu quả của chỉnh sửa hệ gen. Xem Scientific Reports.

 

Mười bốn nước EU yêu cầu thống nhất cách tiếp cận công nghệ chỉnh sửa gen trong cây trồng

 

Hà Lan và Estonia điều khiển 14 thành viên của các nước thuộc European Union (EU) yêu cầu thông nhất trong ủy ban điều hành tới của European Commission để cập nhật văn kiện luật lệ của EU liên quan đến NPBT (new plant breeding techniques). Nhóm các nước yêu cầu cách tiếp cận của EU đối với công nghệ chỉnh sửa gen và yêu cầu một sự thẩm định lại các luật lệ của EU về GMO để bổ sung vào chương trình nghị sự trong phiên họp European Commission sắp tới. Theo đó, việc cập nhật là vô cùng cần thiết rằng sinh vật đột biến có chủ đích nên được xem là GMOs và do đó đối xử với chúng sao cho an toàn và nghĩa vụ của thị trường, được xem xét bởi EU's GMO. Phái đoàn của Hà Lan cho rằng: dù European Court of Justice yêu cầu làm rõ ràng hơn tính chất pháp lý của “mutagenesis” và những NPBTs khác nữa, người ta dẫn chứng  và nhắc nhỡ các bộ trưởng EU rằng sin vật đột biến như vậy đã và đang được sử dụng rộng rãi ở các trang trại nhiều năm qua, với các báo cáo ghi nhận theo dõi mức độ an toàn. Khác với phái đoàn của Hà Lan và Estonia, các quốc gia  EU hỗ trợ cách tiếp cận phương pháp đối với NPBTs là Belgium, Cyprus, Finland, France, Germany, Greece, Italy, Portugal, Slovenia, Spain, Sweden, và UK. Xem Euractiv.

 

Phiên họp ngày 14 tháng 5 năm 2019, các Bộ Trưởng của EU về nông nghiệp [Brussels for the Agrifish Council. EUROPEAN UNION.

 

Vi khuẩn GM và phân bón tổng hợp

 

Nông dân Hoa Kỳ đã thử nghiệm một hình thức nông trại mới để gia tăng năng suất của bắp. Họ tiến hành bổ sung vi khuẩn cải biên về di truyền (GM bacteria) trong quá trình bón phân trên ruộng. Những GM bacteria như vậy, được phát triển bởi California-based Pivot Bio, sẽ giúp cây bắp chuyển hóa nitrogen từ khí quyển thành một dạng mà cây bắp sử dụng như một nguồn phân hóa học. Mối quan hệ cộng sinh ấy giữa vi khuẩn và cây, được biết với thuật ngữ “nitrogen fixation” (sự cố định đạm), luôn tồn tại trong tự nhiên. Tuy vậy, các quy trình canh tác trong nông nghiệp đã làm xáo trộn cân bằng ấy bằng cách gia tăng nitrogen tổng hợp nhân tạo đưa vào đất. Chính “synthetic nitrogen” còn là nguồn gốc làm ô nhiễm nước. Mục đích của vi khuẩn GM này là thay thế “synthetic nitrogen” với các vi khuẩn có thể cung cấp đủ N cho cây trồng. Với kỹ thuật như vậy, các nhà khoa học tìm ra được vi khuẩn cố định đạm tiến hóa sống trong đất ruộng trồng bắp, ở rễ bắp, họ tiến hành cải biên gen sao cho hoạt động cố định đạm duy trì một cách tích cực cho dù có số lượng nitrongen trong đất khá lớn. Vi khuẩn tăng cường nitrogen được chấp nhận ở 25 bang và lần đầu tiên được xuất hiện trên thị trường. Xem MPR News.

 

Các nhà khoa học của Pivot Bio chuẩn bị mẫu rễ bắp để tìm sự định cư của vi khuẩn. Courtesy of Pivot Bio.

Trở lại      In      Số lần xem: 422

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD