Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33194647
Tuần tin khoa học 648 (19-25/8/2019)
Thứ bảy, 17-08-2019 | 06:17:39

Qu Dongyu được bầu làm Tổng Gíam Đốc FAO nhiệm kỳ mới  

 

TGĐ mới của FAO (tổ chức được thành lập ngày 16-10-1945) là TGĐ thứ Chín cuả tổ chức quốc tế này. Theo bản tin FAO ngày 1-8-2019, ông Dong Xu bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của ông. Ông đã phác họa những việc cần ưu tiên như thúc đẩy mọi cố gắng để thắng lợi trong chiến dịch “Zero Hunger” (không còn người đói) và xác định mũi nhọn đột phá trong những sáng kiến là làm sao nông nghiệp phát triển bền vững hơn. Qu được các cán bộ nhân viên tại cơ quan đầu não Rome hoan nghênh và đến chào ông tại văn phòng riêng. “Hãy cộng tác với nhau thật tốt và chia sẻ lợi ích của FAO đến với các quốc gia thành viên”, ông đã nói với cộng sự viên của mình như vậy. Qu từng là Thứ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Dịch Vụ Nông Thôn Trung Hoa, ông đắc cử thành lãnh đạo cao nhất của FAO vào tháng Sáu 2019. Ông đang nhận nhiệm vụ cực trọng tại FAO, tổ chức bao gồm 194 thành viên (các quốc gia và vùng lãnh thổ), đảm nhận trách nhiệm đối với những thách thức toàn cầu. Thách thức đó là: gia tăng người đói và thiếu dinh dưỡng, biến đổi khí hậu và rủi ro trong nông nghiệp; tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm; lây lan bệnh gia súc xuyên biên giới; sâu bệnh hại cây trồng phát triển. Tăng cường hợp tác phát triển giữa các quốc gia là giải pháp được ông Qu nhấn mạnh như trách nhiệm của FAO đối với quỹ tài trợ, công nghệ và quản lý sao cho các nước đang phát triển được thụ hưởng ví dụ như nguồn tài nguyên đất nông nghiệp và nguồn lao động nông nghiệp. Xây dựng sức mạnh của FAO liên quan đến công việc và kinh nghiệm nhiều năm trong sáng tạo và chia sẻ thông tin quan trọng về lương thực, thực phẩm, nông nghiệp và tài nguyên môi trường theo kiểu hình sản phẩm mang tính toàn cầu và của chung; từ đó tạo nên sức mạnh trong thu thập kiến thức và chia sẻ kiến thúc ấy trên qui mô toàn cầu. Muốn đạt được những mục tiêu ấy, Qu cam kết đưa FAO trở thành một tổ chức quốc tế với cách quản lý mang tính chất “world-class” (tầm cỡ thế giới)thực sự. Có nghĩa là đặt mối quan tâm đặc biệt đến thế hệ lao động trẻ đang công tác tại cơ quan của Liên Hiệp Quốc như FAO, kết hợp với giá trị và kinh nghiệm của những cán bộ thâm niên

 

Xem http://www.fao.org/news/story/en/item/1203805/icode/

 

Vai trò của KNOX-Cytokinin  và nguồn gốc của thực vật có mạch (dương xỉ)

 

Nguồn: Yoan Coudert, Ondřej Novák, C. Jill Harrison. 2019. A KNOX-Cytokinin Regulatory Module Predates the Origin of Indeterminate Vascular Plants. Current Biology; August 01, 2019.

 

Thực vật có mạch (vascular plant flora, tracheophyte) có mức độ đa dạng sinh học trội hơn các sinh vật khác  nhờ hoạt động nhân nhanh số lượng tế bào mang tính ổn định của “sporophyte meristems” (sinh mô của bào tử) ở chồi thân và đỉnh rễ, một tính trạng được biết là có tính chất không xác định được (indeterminacy). Rêu (bryophyte sister lineages) với thực vật có mạch đều có tính chất không xác định được sinh mô như vậy (indeterminate meristems). Chúng có quá nhiều dạng hình sporophyte bao gồm dạng đơn có trục nhỏ (single small axis) làm ngăn chận lại tăng trưởng trong kiểu hình sporangium sinh sản. Cơ chế di truyền trong điều tiết hiện tượng không xác định ấy được tính đính rất cẩn thận trong khi cây trổ hoa, bao gồm hiện tượng tạo “loop” trở lại giữa các gen thuộc “class I KNOX” và cytokinin,  các gen thuộc “class I KNOX” thể hiện đều có tính chất bảo thủ trong sinh mô thực vật có mạch. Sự biến chuyển từ tăng trưởng xác định được (determinate growth) sang không xác định được trong suốt quá trình tiến hóa là tiền đề cần thiết cho sự đa dạng sinh học hệ thực vật có mạch, nhưng cơ chế này có thể tạo ra một sự cách tân của hiện tượng không xác định ấy, vẫn chưa được người ta biết rõ. Ở đây, nhóm tác giả củ công trình nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động gen thuộc “class I KNOX” vô cùng cần thiết và đủ để kéo dài trục (axis extension) từ một vùng có tính chất “intercalary” của chồi thân rong rêu có tính chất xác định được. Trường hợp Arabidopsis, hoạt động của gen thuộc class I KNOX có thể gia tăngsinh tổng hợp cytokinin bởi gen  ISOPENTENYL TRANSFERASE, đó là PpIPT3. Gen PpIPT3 tăng cường “axis extension”, và kích hoạt gen PpIPT3- nếu cho vào cytokinin từ bên ngoài, kết quả có khả năng bù đấp sự thiếu của gen thuộc class I KNOX. Theo so sánh với nhóm bên ngoài, kết quả còn cho thấy rằng: sự điều hòa KNOX-cytokinin có sẵn trước được phục hồi sẽ chuyển đến sinh mô của thực vật có mạch trong quá trình tiến hóa để phát triển dạng không xác định được, do vậy, có khả năng bức xạ của chồi thực vật có mạch.

 

Xem https://www.cell.com/current-biology/fulltext/S0960-9822(19)30843-7#secsectitle0020

Prein Cry2A kháng rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa

Nguồn: Cong Dang, Chuyi Sun, Zengbin Lu, Fujun Zhong, Fang Wang, Qianjin Wang, Rui Sun, Yufa Peng & Gongyin Ye. 2019. Cry2A rice did not affect the interspecific interactions between two rice planthoppers, Nilaparvata lugens, and Sogatella furcifera. Journal GM Crops & Food 31 July 2019.

 

Tương tác giữa loài thường vô cùng phức tạp trong hệ sinh thái nông nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến các kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng trong đó có việc sử dụng giống biến đổi gen. Một vài nghiên cứu trước đây đề cập đến ảnh hưởng của giống cây trồng Bt đối với sự tương tác giữa các loài sinh vật không chủ đích. Ở đây, nhóm tác giả đánh giá ảnh hưởng của  cây lúa transgenic với gen cry2A (Cry2A rice) trong tương tác giữa hai loài, rầy nâu: Nilaparvata lugens (BPH) và rầy lưng trắng: Sogatella furcifera (WBPH). Protein Cry2A của cây lúa không có ảnh hưởng đáng kể nào đến các thông số sinh học của rầy nâu, ngoại trừ khối lương ướt của rầy nâu cái trưởng thành và thời gian phát triển của nhộng rầy cái lưng trắng. Trái lại, sự tương tác giữa loài của BPH và WBPH tác động có ý nghĩa đến thống số sinh học của cả hai loài, không quan hệ gì đến cây lúa Cry2A và cây đối chứng không có Cry2A. Phân tích thống kê sinh học hai yếu tố, bao gồm nghiệm thức giống lúa và nghiệm thức tương tác giữa hai loài cho thấy: tương tác giữa  hai yếu tố không ảnh hưởng đến hầu hết các thông số sinh học, ngoại trừ thời gian phát triển kéo dài của nhộng rầy nâu cái và nhộng rầy lưng trắng (đực và cái). Thêm vào đó, sự phân bố trứng rầy BPH và WBPH không khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức Cry2A và non-Cry2A. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng cho thấy: cây lúa Cry2A không ảnh hưởng đến mật số quần thể tại thời điểm điều tra, sau 5 năm điều tra liên tục, tương tác giữa BPH và WBPH không khác biệt có ý nghĩa trong 2 nghiệm thức Cry2A và non-Cry2A trên đồng ruộng. Kết luận: lúa Cry2A không ảnh hưởng tương tác giữa loài trong trường hợp giữa BPH và WBPH ở cả hai kết quả ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm.

 

Xem https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/21645698.2019.1649530

Thể hiện gen trong cây lúa dị đa bội thể

Nguồn: Zhibin Zhang, Tiansi Fu, Zhijian Liu, Xutong Wang, Hongwei Xun, Guo Li, Baoxu Ding, Yuzhu Dong, Xiuyun Lin, Karen A. Sanguinet, Bao Liu, Ying Wu,  Lei Gong. 2019. Extensive changes in gene expression and alternative splicing due to homoeologous exchange in rice segmental allopolyploids. Theoretical and Applied Genetics; August 2019, Volume 132, Issue 8, pp 2295–2308

 

Bản chất nhiễm sắc thể không đồng nhất, do vậy, nhiễm sắc thể tương đồng (homologous) có thế bắt cặp với nhiễm sắc thể dị tương đồng (homoeologous). Người ta ghi nhận những trao đổi mạnh mẽ của nhiễm sắc thể hoặc alen mang tính chất “homoeologous” trong thế hệ con lai của quần thể dị tứ bội (allotetraploid) cây lúa và chứng minh kết quả thay đổi sự thể hiện gen và sự kiện “splicing” (cắt bỏ intron và nối exon) có tính chất luân phiên. Hiện tượng dị tứ bội (allopolyploidization) có trong cặp lai tái tục (recurrent) của thực vật hạt kín (angiosperms). Người ta biết rằng áp lực tiến hóa này xảy ra trong cả thực vật và động vật. Một đặc điểm nổi trội của dị tứ bội thể là kích hoạt ra những sự kiện có tên gọi là HE (homoeologous exchange) giữa những hệ gen phụ cótính chất nền tảng (constituent subgenomes), các subgenomes ấy có thể biến căn nguyên ấy thành những thay đổi trong sự thể hiện của gen, trong phân tử transcript với hiện tượng splicing luân phiên, và sự lạ thường của kiểu hình. Tuy nhiên, nội dung này được nghiên cjứu rất ít, phần lớn do thiếu một hệ thống mà trong đó, phần trăm chính xác tùy thuộc vào subgenomes được biết rồi và những sự kiện HE xảy ra trong một thời gian nhất định. Ở đây, người ta thực hiện chạy trình tự toàn bộ genome (re-sequencing) và chạy “RNA-seq-based transcriptome profiling” đối với bốn cá thể con lai được chọn ngẫu nhiên (thế hệ tự phối thứ 10) của quần thể “segmental allotetraploids”, được xử lý bằng colchicine để nhân đôi số nhiễm sắc thể trong toàn bộ hệ gen cây lúa; quần thể “F1 doubling” giữa hai loài phụ (japonicaindica) giống lúa trồng châu Á Oryza sativa. Người ta ghi nhận những sự kiện HE rất mạnh mẽ xảy ra trong từng cá thể cây lúa dị tứ bội, phản ánh các vùng mang tính chất dị hợp trong hệ gen trở thành vùng ở trạng thái “homogenized: từ một subgenome nào đó của bố mẹ. Người ta chứng minh rằng các gen trong vùng có tính chất “homogenized” như vậy của tứ bội thể  có tần suất cao sự thể hiện được cải biên và sự kiện splicing luân phiên được tăng cường liên quan đến những dòng lúa anh em có bố mẹ là lưỡng bội thể khi thao tác kỹ thuật nuôi cấy phôi. Đang chú ý là các trùng lắp rất giới hạn giữa những gen thể hiện khác nhau và giữa những gen có splicing luân phiên không giống nhau, như vậy, người ta có thể phân lập các gen một cách phong phú. Kết quả chứng minh rằng HE là cơ chế chủ yếu để phát sinh nhanh chóng sự thể hiện của gen và sự đa dạng của hệ transcriptome, điều đó làm thuận lợi cho phát sinh ra kiểu hình mới có ích trong quần thể dị tứ bội mới và ứng dụng có hiệu quả dị tứ bội trong cải tiến giống lúa.

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-019-03355-8

Trở lại      In      Số lần xem: 491

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD