Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33263082
Tuần tin khoa học 842 (05-11/06/2023)
Thứ bảy, 03-06-2023 | 05:41:47

Gen OsMADS27 và tính chống chịu mặn của cây lúa

 

Nguồn: Alamin AlfatihJing ZhangYing SongSami Ullah JanZi-Sheng ZhangJin-Qiu XiaZheng-Yi ZhangTahmina NazishJie WuPing-Xia ZhaoCheng-Bin Xiang. 2023. Nitrate-responsive OsMADS27 promotes salt tolerance in rice. Plant Commun.; 2023 Mar 13; 4(2):100458. doi: 10.1016/j.xplc.2022.100458.

 

Stress mặn là hạn chế chính đối với tăng trưởng và năng suất lúa. Phân N được biết có ảnh hưởng giảm nhẹ stress mặn. Tuy nhiên, cơ chế phân tử chưa được biết rõ. Ở đây, các tác giả đã tiến hành khảo sát tín chống chịu mặn tùy thuộc vào nitrate bởi OsMADS27 trong cây lúa. Sự biểu hiện của OsMADS27 đặc biệt bị kích hoạt bởi nitrate. Sự biểu hiện nhiễm mặn của OsMADS27 có có tính chất lệ thuộc vào nitrate. Dòng lúa đột biến knockout OsMADS27 nhiễm mặn nhiều hơn dòng nguyên thủy (wild type), trong khi đó dòng lúa iểu hiện mạnh mẽ OsMADS27 chống chịu mặn khá hơn. Phân tích transcriptomic cho kết quả gen OsMADS27 được điều tiết biểu hiện theo kiểu “up” trong một số các gen có phản ứng với stress đã được biết cũng như kết quả trong sinh lý bảo hòa ion (ion homeostasis) và sự kiện chống ô xi hóa. Người ta minh chứng được OsMADS27 trực tiếp gắn kết với promoters của gen OsHKT1.1 OsSPL7 để điều tiết sự biểu hiện của chúng. Đáng kể là, tính chống chịu mặn có liên quan đến OsMADS27 có đặc điểm lệ thuộc vào nitrate và tương quan thuận với nồng độ nitrate. Kết quả cho thấy vai trò của nitrate-responsive OsMADS27 và các gen đích ở downstream quyết định tính chống chịu mặn, kết quả cung cấp cơ chế phân tử đối với việc gia tăng tính chống chịu mặn bằng phân N trong cây lúa. Sự biểu hiện mạnh mẽ gen OsMADS27 làm gia tăng năng suất lúa trong điều kiện bị stress mặn khi có bón thêm nitrate đầy đủ, như vậy, OsMADS27 là gen ứng cử viên triển vọng để cải tiến tính chống chịu mặn của cây lúa.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36199247/

 

Giải trình tự toàn bộ hệ gen và cca1c định gen ứng cử viên điều khiển kháng bệnh rỉ sắt R12 trong cây hướng dương (Helianthus annuus L.)

 

Nguồn: G. J. MaZ. I. TalukderQ. J. SongX. H. Li & L. L. Qi. 2023. Whole-genome sequencing enables molecular dissection and candidate gene identification of the rust resistance gene R12 in sunflower (Helianthus annuus L.). Theoretical and Applied Genetics June 2023; vol. 136, Article number: 143

 

Người ta tiến hành “fine mapped” gen kháng bệnh rỉ sắt R12 ở đoạn phân tử 0.1248-cM, phân lập gen ứng cử viên tiềm năng R12 trong hệ gen tham chiếu XRQ, phát triển được ba SNP markers để chẩn đoán gen R12.

 

Bệnh rỉ sắt (rust) là bệnh gây hại nghiêm trọng cho cây hướng dương, làm giảm năng suất hạt hướng dương ở quy mô toàn cầu. Xác định và sử dụng giống kháng bệnh là cách thức kinh tế nhất để quản lý bệnh này. Gen kháng bệnh rỉ sắt có tên là R12 có phổ kháng rộng, chuyên tính (broad-spectrum specificity) với bệnh rỉ sắt định vị tại vùng có độ lớn phân tử 2,4 Mb trên nhiễm sắc thể 11. Muốn hiểu được cơ chế phân tử của tính kháng, người ta tiến hành chạy trình tự DNA trên toàn hệ gen của RHA 464 (dòng hướng dương cho gen R12) và thực hiện fine-mapping hệ genome tham chiếu của gen R12. Nhìn chung, người ta sử dụng 213 chỉ thị phân tử bao gồm 186 SNPs và 27 SSRs được phân lập trong vùng đích của trình tự RHA 464, sử dụng kết quả ấy để điều tra tính đa hình giữa giống bố mẹ HA 89 và giống RHA 464. Thực hiện “saturation mapping” xác định được 26 markers mới định vị trong vùng R12. Kết quả “fine mapping” trong quần thể lớn bao gồm 2004 cá thể đã định vị được gen R12 với khoảng cách di truyền là 0,1248 cM với hai markers SNP kế cận có tên là C11_150451336 S11_189205190. Một gen, HanXRQChr11g0348661, liên quan đến cơ chế tự vệ NB-ARC-LRR domain, được người ta phân lập trong XRQr1.0 genome assembly tại vùng chứa gen R12; người ta dự đoán đó là gen ứng cử viên tiềm năng R12. Phân tích so sánh, người ta phân biệt rõ giữa R12 với R14, gen này định vị gần với gen R12 trên nhiễm sắc thể 11. Ba chỉ thị phân tử SNP dùng để chẩn đoán là C11_147181749, C11_147312085, C11_149085167, rất chuyên biệt với gen R12 được phát triển trong nghiên cứu này, giúp nhà chọn giống chọn lựa chu1nh xác và hiệu quả dòng mang gen kháng bệnh rỉ sắt treong cây hướng dương. Nghiên cứu này cung cấp một nguồn di truyền mới và bắt đầu dòng hóa gen R12 trong tương lai.

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-023-04389-9

 

Thực hiện “resequencing” hệ gen đậu nành & tính kháng bệnh khảm siêu vi SMV-SC8

 

Nguồn; Jiahao Chu, Wenlong LiZhanwu YangZhenqi ShaoHua ZhangShaoda RongYoubin KongHui DuXihuan Li & Caiying Zhang. 2023. Genome resequencing reveals genetic loci and genes conferring resistance to SMV-SC8 in soybean. Theoretical and Applied Genetics June 2023; vol. 136, Article number: 129

 

Một quần thể đậu nành trong tự nhiên được đánh giá kiểu gen bằng phương pháp “resequencing” và thực hiện đánh giá kiểu gen trên quần thể cận giao tái tổ hợp RIL bởi  SoySNP6K. Người ta xác định được loci di truyền và gen mục tiêu trong điều kiện nhà kính và ngoài đồng ruộng đối với tính kháng bệnh SMV-SC8.

 

Soybean mosaic virus (SMV), bệnh khảm siêu vi của đậu nành do siêu vi thuộc Potyvirus có mặt trên tất cả vùng trồng đậu nành của thế giới, làm thất thu năng suất nghiêm trọng và làm giảm phẩm chất hạt. Theo nghiên cứu này, quần thể tự nhiên gồm 209 mẫu giống đậu nành được “resequenced” ở giá trị “depth” trung bình là 18,44 × và quần thể con lai RIL có tất cả 193 dòng. Tất cả được sử dụng để khai thác những loci di truền và các gen mục tiêu có liên quan đến tính kháng SMV-SC8. Người ta sử dụng 3030 chỉ thị SNPs gắn liền với tính kháng SC8 một cách có ý nghĩa trên nhiễm sắc thể 13 của tập đoàn giống đậu nành tự nhiên, trong 327 SNPs ấy, người ta định vị chúng trong quãng phân tử có độ lớn ~ 0,14Mb (từ 28,46 đến 28,60Mb) của QTL chủ lực qRsc8F  trong quần thể con lai RIL. Hai gen của  21 gen ứng cử viên, đó là GmMACPF1  GmRad60, được người ta phân lập trong vùng bao gồm cả ảnh hưởng “linkage” và “association”. So với nội dung kiểm soát giả định (mock control), các thay đổi trong biểu hiện của hai gen này sau khi chủng nguồn siêu vi SC8 đã cho thấy khác biệt giữa mẫu giống kháng với mẫu giống nhiễm. Quan trọng hơn là, GmMACPF1 gắn với kết quả kháng siêu vi SC8 bởi kết quả làm giảm đáng kể lượng virus trong rễ tơ đậu nành, biểu hiện mạnh mẽ gen này. Một marker có chức năng, FMSC8, được người ta phát triển trên cơ sở biến thiên alen của gen GmMACPF1, có tỷ lệ trùng khớp cao đến 80,19% giữa chỉ số bệnh và  “marker genotype” mà người ta xác định trong 419 mẫu giống đậu nành tự nhiên. Đây là nguồn vật liệu rất giá trị trong cơ chế phân tử của tính kháng SMV và cải tiến di truyền giống đậu nành.

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-023-04373-3

 

Xác định trong hệ gen rộng đối với họ gen DUF668 của khoai lang [Ipomoea batatas (L.) Lam] liên quan đến tính chống chịu khô hạn và mặn

 

Nguồn: Enliang LiuZhiqiang LiZhengqian LuoLinli XuPing JinShun JiGuohui ZhouZhenyang WangZhilin ZhouHua Zhang. 2023. Genome-Wide Identification of DUF668 Gene Family and Expression Analysis under Drought and Salt Stresses in Sweet Potato [Ipomoea batatas (L.) Lam]. Genes (Basel); 2023 Jan 14; 14(1):217. doi: 10.3390/genes14010217.

 

Domain không rõ chức năng 668 (DUF668) là một họ gen có vai trò quan trọng trong phản ứng với stress  mang tính cưỡng chế trong thực vật (adversity coercion). Tuy nhiên, chức năng của họ gen này DUF668 chưa được hiểu hết trong cây khoai lang. Người ta áp dụng tin sinh học (bioinformatics) để phân tích đặc điểm lý hóa, định lượng số gen, sự tiến hóa, kiến trúc, và các nguyên tố “promoter cis-acting” của họ gen IbDUF668, thực hiện RNA-seq và qRT-PCR để tìm kiếm và giải thích sự biểu hiện gen, sự điều tiết gen trong nghiệm thức xử lý hormone và stress phi sinh học. Tổng số 14 IbDUF668 proteins được người ta xác định trong khoai lang, chúng phân bố trong 9 nhiễm sắc thể. Theo phân tích di truyền huyết thống, các protein IbDUF668 có thể được chia ra thành hai subfamilies. Phổ biểu hiện transcriptome cho thấy có nhiều gen thuộc họ DUF668 trong cây khoai lang biểu hiện tính chuyên biệt (specificity) và biểu hiện tính đặc trưng riêng có (differential expression) trong điều kiện bị xử lý lạnh, nhóng, khô hạn, mặn và hormones (ABA, GA3 và IAA). Bốn gen (IbDUF668-6, 7, 11  13) của cây khoai lang điều tiết biểu hiện gen theo kiểu “up” qua kết quả qRT-PCR trong nghiệm thức xử lý ABA, khô hạn và mặn. Họ gen DUF668 hiện diện trong cây khi phản ứng với khô hạn, mặn, kết quả này cung cấp thông tin căn bản cơ chế của gen DUF668 trong cây.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36672958/

 

Hình: Vị trí trên nhiễm sắc thể của các gen DUF668 trong cây khoai lang Ipomoea batatas (L.) Lam.

Trở lại      In      Số lần xem: 188

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD