Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33248910
Xuất khẩu chè: Thua thiệt vì kém chất lượng
Chủ nhật, 20-01-2013 | 14:17:03

Mới đây, có tới 49/93 mẫu chè của các doanh nghiệp (DN) gửi sang Đức phân tích bị phát hiện có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng cho phép. Chính vì chất lượng quá thấp và không có thương hiệu ổn định đã khiến cho sản xuất và xuất khẩu (XK) chè Việt Nam luôn bị thua thiệt. Ở các nước XK chè hàng đầu thế giới như Kenya, Sri Lanka, Bangladesh, Indonesia, bình quân mỗi ha chè có giá trị XK 10.000 USD/năm, còn chè Việt Nam chỉ vỏn vẹn khoảng…1.600 USD. 

 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), XK chè tháng 12/2012 ước đạt 14.000 tấn, thu về 22 triệu USD, cả năm 2012 ước đạt 148.000 tấn, 227 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước, tăng 10,8% về lượng, 11,5% về giá trị. 
 
"Bét bảng" về giá
 
Tuy nhiên, dù XK chè năm 2012 tăng cả lượng và giá trị, song Việt Nam vẫn đứng trước thách thức trong XK bởi tình trạng mẫu chè XK không đạt chuẩn tiếp tục tái diễn. 
 
Ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS), cho biết chè Việt Nam XK chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị kém xa so với chè của Kenya, Bangladesh, Indonesia. Giá chè XK của Việt Nam vẫn đang xếp cuối bảng trong số các nước XK chè, chỉ bằng 60% giá bình quân thế giới. 
 
Đa số nhà máy chế biến chè đều có quy mô công suất nhỏ. Hệ thống tổ chức còn yếu kém và chế tài quản lý các hoạt động sản xuất, chế biến, thương mại còn quá lỏng lẻo, thương mại chè bị phụ thuộc và ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài. Do có quá nhiều công ty tham gia XK chè, trong đó nhiều công ty XK tổng hợp không chuyên về chè, nên không gắn với cây chè mà chỉ kinh doanh thuần tuý có lãi thì sẵn sàng chào bán các loại chè chất lượng thấp, giá rẻ, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành chè.
 
"Cả nước hiện có trên 300 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ, trong đó có tới 85% cơ sở mua nguyên liệu trôi nổi không kiểm soát được chất lượng. Hiện mới chỉ 10% có hợp đồng mua bán giữa nhà máy với hộ dân trồng chè, chỉ 5% số nhà máy có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ chế biến. Điều này là rất đáng báo động", ông Tuân cảnh báo. Một báo cáo mới đây của VITAS cho thấy có quá nhiều mẫu chè gửi đi kiểm nghiệm chất lượng ở nước ngoài không đạt chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP). Thương hiệu chè Việt Nam đang lâm vào cảnh "cha chung không ai khóc". 
 
"Sống còn" chất lượng
 
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hồng - Tổng thư ký VITAS, một số thị trường nhập khẩu (NK) chè lớn của Việt Nam như Pakistan, Đài Loan, Indonesia, Malaysia hiện đều không có yêu cầu cao về chất lượng và dư lượng thuốc BVTV. Tuy nhiên, một số thị trường khác như Ba Lan, Nga... đã chuẩn bị kế hoạch kiểm soát chất lượng và dư lượng thuốc BVTV đối với chè NK theo các quy định hiện hành của EU. Đây là thách thức lớn cho các DN XK chè Việt Nam, vì 90% sản lượng chè nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến hiện nay thuộc sở hữu của nông dân, và nông dân tự quyết định việc phun thuốc BVTV như thế nào. 
 
Mục tiêu của ngành chè là đến năm 2015 đạt 130.000ha chè, sản lượng chè búp tươi đạt 1,2 triệu tấn, chè búp khô đạt 260.000 tấn, XK 200.000 tấn, kim ngạch 440 triệu USD, giá XK bằng với giá bình quân của thế giới (2.200 USD/tấn). Để lấp đầy khoảng cách 700 USD giữa giá XK chè Việt Nam với giá bình quân của thế giới là việc rất khó khăn nếu ngành chè không có những thay đổi mạnh mẽ trong chức chức sản xuất. 
 
Theo VITAS, để ngành chè phát triển, XK với sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao, cần thực thi đồng thời nhiều giải pháp phát triển trọng yếu nhằm khắc phục những mặt bất cập. Trong đó, cơ bản là phải tiến hành quy hoạch vùng trồng chè một cách khoa học, mạnh dạn giảm bớt diện tích chè nếu tại vùng đó diện tích hiện quá lớn làm mất sự cân bằng môi trường sinh thái. 
 
Từng địa phương phải dựa vào đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng mà quy hoạch vùng chè ứng với giống chè nhằm phát huy tối đa ưu thế từng vùng, ưu thế từng giống chè; tạo điều kiện sản xuất những sản phẩm đặc sản. Nhiều diện tích trồng chè đang tồn tại một số giống đã thoái hoá có chất lượng thấp như ở vùng trung du phía Bắc có tới 44% diện tích đang trồng giống PH1 có năng suất cao nhưng chất lượng sản phẩm thấp. 
 
Ngoài ra, vườn chè già trên 20 năm chiếm 25%, năng suất và chất lượng búp đã suy giảm. Thực trạng này đòi hỏi phải trồng lại và loại bỏ hoàn toàn những giống chè chất lượng sản phẩm thấp trong vòng 5 năm tới. Thời gian qua, trong nước đã lai tạo một số giống chè mới như PH1, LDP1, LDP2, Bát Tiên, Ngọc Thuý…, nên có cơ hội thay thế mới cho toàn bộ vùng nguyên liệu. Ngành chè cần được sắp xếp lại, phát triển thương hiệu cụ thể cho từng dòng sản phẩm, ở từng thị trường riêng để gia tăng giá trị. 
 
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước và cơ quan quản lý cần đưa ngành chè vào sản xuất có điều kiện để quản lý chặt chẽ chất lượng, đặc biệt là ATTP. Cùng với đó liên kết chặt chẽ giữa người trồng chè và nhà máy chế biến, DN XK để tạo ra chuỗi giá trị hoàn chỉnh, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mỗi mắt xích tham gia, tránh tình trạng phá giá, gây thiệt hại chung.
 
Thu Hường - Thời báo Kinh Doanh

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1634

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD