Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33264720
  • Giới thiệu
  • Nhân sự

Chức năng

Bộ môn Cây công nghiệp là đơn vị thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao, đào tạo, tư vấn và dịch vụ các lĩnh vực liên quan đến cây công nghiệp, hợp tác, liên kết với các đối tác trong nước và ngoài nước theo quy định.

 

Nhiệm vụ

Xây dựng chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực dài hạn (10 năm), trung hạn (5 năm) và hàng năm nhằm mục tiêu phát trển cây công nghiệp và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

Sưu tầm, lưu giữ, đánh giá, bảo tồn và khai thác tài nguyên di truyền cây công nghiệp;

Lai tạo, tuyển chọn và nhân giống cây công nghiệp;

Nghiên cứu xây dựng quy trình, kỹ thuật canh tác cây công nghiệp;

Nghiên cứu công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến, chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản;

Chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm thuộc lĩnh vực nghiên cứu;

Tư vấn đầu tư và dịch vụ KHCN trong lĩnh vực sản xuất cây công nghiệp;

Đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật, quản lý và nông dân trong lĩnh vực được phân công;

Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được giao;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

 

Thành tựu về khoa học công nghệ

 

a. Kết quả nghiên cứu khoa học

Phòng CCN đã chủ trì các đề tài/dự án sau:

1. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu (2005, Đề tài cấp nhà nước, KC06.11)

2. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu (2005, Đề tài cấp nhà nước, KC 06.04)

3. Nghiên cứu chọn tạo giống điều năng suất cao, chất lượng tốt (2005, cấp Bộ)

4. Dự án phát triển giống điều giai đoạn 2001-2005 (Dự án cấp Bộ)

5. Nghiên cứu tuyển chọn giống và một số giải pháp kỹ thuật canh tác nhằm góp phần phát triển ổn định cây hồ tiêu (2009, đề tài cấp Bộ)

6. Nghiên cứu chọn tạo giống điều và xây dựng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến thích hợp cho các vùng trồng điều chính (2010, đề tài cấp Bộ).

7. Nghiên cứu dịch hại phát sinh từ đất và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp trên cây hồ tiêu (2008-2010, đề tài cấp Bộ).

8. Dự án hợp tác với FAO: Project TCP/RAS/3105 (D) “Improvement of pepper production, processing, value adding, marketing systems and enterprise diversification in Indonesia, Sri-Lanka and Vietnam”, 2008-2009.

9. Xây dựng thương hiệu điều Bình Phước (2011, Đề tài cấp Tỉnh)

10. Đề tài nhánh: nghiên cứu phân bón và sâu bệnh hại cây ca cao tại Bến Tre và Bình Phước – thuộc đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu phát triển sản xuất ca cao bền vững, giai đoạn 2011-2015.

11. Đề tài nhánh “Trồng và thâm canh cây hồ tiêu tại Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu” thuộc chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2011-2013.

 

b. Quy trình kỹ thuật được công nhận

QTKT được Bộ NN&PTNT công nhận:

- Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch hồ tiêu (10 TCN 965: 2006). QĐ số 4097 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006

QTKT được nghiệm thu cấp Cơ sở:

- Quy trình xin công nhận tiến bộ kỹ thuật: Cây Hồ tiêu – Yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch

- Quy trình tưới nước tiết kiệm, tiêu nước nhanh cho cây hồ tiêu (Piper nigrum L.)

- Quy trình bón phân hợp lý cho cây hồ tiêu tại Đông Nam Bộ

- Quy trình sử dụng thuốc hóa học và chế phẩm vi sinh phòng trừ dịch hại tiêu phát sinh từ đất

- Quy trình quản lý tổng hợp dịch hại cây hồ tiêu tại Đông Nam Bộ

- Quy trình quản lý tổng hợp dịch hại cây hồ tiêu tại Tây Nguyên

- Quy trình quản lý tổng hợp dịch hại cây hồ tiêu tại Quảng Trị

 

c. Nguồn nhân lực hiện tại

Hiện tại Phòng Cây công nghiệp có 9 cán bộ nghiên cứu, trong đó 1 TS, 4ThS và 4 KS. Ngoài ra, Phòng còn nhận được sự tư vấn và hỗ trợ của TS. Nguyễn Tăng Tôn, nguyên là Trưởng phòng NC. Cây công nghiệp.

 

d. Khả năng hợp tác

Phòng NC. Cây công nghiệp sẵn sàng hợp tác trên các lãnh vực nghiên cứu và dịch vụ - sản xuất liên quan đến phát triển cây công nghiệp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước.

 

Mọi thông tin xin liên hệ:

- Trưởng đơn vị: ThS. Nguyễn Văn An                          Mobile: 0905 422428            

                                                                        Email: an.nv@iasvn.org; antuyhoa@yahoo.com

- Phó đơn vị:       ThS. Nguyễn Thị Hương                    Mobile: 0985 177597

                                                                        Email: huong.nt@iasvn.org

Địa chỉ: 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa kao, Quận 1, TP.HCM


STT Họ và tên Học hàm/học vị Chức vụ
1 Nguyễn Văn An Thạc sỹ - NCVC Trưởng bộ môn
2 Nguyễn Thị Hương Thạc sỹ - NCVC Phó trưởng bộ môn
3 Nguyễn Bình Duy Tiến sỹ Phó trưởng bộ môn
4 Nguyễn Tiến Hải Thạc sỹ Nghiên cứu Viên
5 Nguyễn Văn Mãnh Thạc sỹ Nghiên cứu viên
6 Trần Tuấn Anh Thạc sỹ Nghiên cứu viên
7 Trần Kim Ngọc Kỹ sư Nghiên cứu viên
8 Hoàng Thị Tuyết Thạc sỹ Nghiên cứu viên
9 Trần Phương Ly Kỹ sư Nhân viên nghiên cứu



[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________


Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD