Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  33251198
571 loài thực vật đã biến mất hoàn toàn khỏi Trái đất

Theo Nature, nhóm khoa học quốc tế do nhà thực vật học Maria Vorontsova ở Royal Botanic Gardens, Kew (Anh), phụ trách vừa công bố bản báo cáo, trong đó nêu rõ theo ước tính lạc quan nhất, trong 250 năm qua, 571 loài thực vật đã biến mất hoàn toàn khỏi Trái đất. Năm 2011, nhà cổ sinh vật học Anthony Barnosky và các đồng nghiệp tại Đại học California ở Berkeley đã công bố một bài báo kể về tình trạng tuyệt chủng hàng loạt trong 500 năm qua.

Các nhà thực vật học cảnh báo theo ước tính lạc quan nhất, trong 250 năm qua, 571 loài thực vật đã biến mất hoàn toàn khỏi Trái đất vì hoạt động của con người.

 

Loài Crocus Chile, Tecophilaea cyanocrocus, có nguồn gốc ở Chile được xếp vào loại cực kỳ nguy cấp trong Danh sách đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN - Ảnh: Richard Wilford
Loài Crocus Chile, Tecophilaea cyanocrocus, có nguồn gốc ở Chile được xếp vào loại cực kỳ nguy cấp trong Danh sách đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN - Ảnh: Richard Wilford

 

Theo Nature, nhóm khoa học quốc tế do nhà thực vật học Maria Vorontsova ở Royal Botanic Gardens, Kew (Anh), phụ trách vừa công bố bản báo cáo, trong đó nêu rõ theo ước tính lạc quan nhất, trong 250 năm qua, 571 loài thực vật đã biến mất hoàn toàn khỏi Trái đất.

 

Năm 2011, nhà cổ sinh vật học Anthony Barnosky và các đồng nghiệp tại Đại học California ở Berkeley đã công bố một bài báo kể về tình trạng tuyệt chủng hàng loạt trong 500 năm qua - một quá trình trong đó 3/4 các loài biến mất trong một thời kỳ địa chất.

 

Các nhà khoa học đã so sánh tốc độ tuyệt chủng trung bình của các loài từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XXI và so sánh nó với tốc độ trung bình của quá trình này trong các giai đoạn lịch sử khác.

 

Hoạt động của con người chính là nguyên nhân gây nạn tuyệt chủng - con người phá hủy môi trường sống quen thuộc của động vật và thực vật, dẫn đến giảm đa dạng sinh học. Có lẽ, quá trình này có tác động lớn hơn đối với thực vật. Khác với động vật, thực vật không thể di chuyển khi môi trường sống của chúng bị phá hủy.

 

Các nhà nghiên cứu đã biên soạn một danh sách các loài thực vật đã tuyệt chủng trong 250 năm qua kể từ khi biên soạn danh pháp thực vật của Linnaeus, nêu rõ có 571 loài bị tuyệt chủng.

 

Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi năm có 2 hoặc 3 loài cây biến mất - tùy theo năm, con số này vượt quá dự báo 50 - 500 lần. Đồng thời, các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng đánh giá đó có khả năng bị hạ thấp.

 

Trước đó, Liên Hợp Quốc đã trình bày nghiên cứu đầu tiên trong 15 năm qua về tình trạng hủy hoại các hình thái sự sống khác nhau trên Trái đất và lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “đại tuyệt chủng thứ sáu” với dự báo rằng vào năm 2.100, khoảng 1 triệu loài động vật trên Trái đất sẽ bị tuyệt chủng.

Trở lại      In      Số lần xem: 461

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD