Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33260287
Ảnh hưởng các yếu tố môi trường chuồng nuôi lên sinh trưởng của gà thịt

Hiện nay, một số nước ở Châu Âu phát triển như Anh, Đức, Pháp, Bỉ…, hệ thống chăn nuôi chuồng kín không còn sử dụng, tuy nhiên nhiều nước ở Châu Âu và Châu Á như nước ta vẫn còn áp dụng vì gà thịt nuôi chuồng kín cung cấp số lượng thân thịt cao hơn, chu kỳ sản xuất ngắn hơn nuôi chăn thả hay nuôi theo phương thức hữu cơ, gà nuôi cũng tiêu thụ ít thức ăn hơn cách phương thức khác.

Hiện nay, một số nước ở Châu Âu phát triển như Anh, Đức, Pháp, Bỉ…, hệ thống chăn nuôi chuồng kín không còn sử dụng, tuy nhiên nhiều nước ở Châu Âu và Châu Á như nước ta vẫn còn áp dụng vì gà thịt nuôi chuồng kín cung cấp số lượng thân thịt cao hơn, chu kỳ sản xuất ngắn hơn nuôi chăn thả hay nuôi theo phương thức hữu cơ, gà nuôi cũng tiêu thụ ít thức ăn hơn cách phương thức khác.

Tuy nhiên, nếu chuồng nuôi kém thông thoáng gà sẽ chậm phát triển, thiếu khí oxy, dễ bị ngộ độc do tích tụ thán khí như NH3, CO, H2S, CH4 là những sản phẩm từ quá trình trao đổi chất của động vật và từ chất thải bị phân hủy tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh. Ammonia là khí có phổ biến trong chuồng nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe của gà như chậm lớn, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, chất lượng thịt, gà dễ mẫn cảm với bệnh và chết. Nồng độ NH3 lớn hơn 20 ppm có thể gây bệnh đường hô hấp cho gà.

Mục tiêu đề tài là ghi nhận các chỉ tiêu tiểu khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió; các loại khí trong chuồng nuôi gồm H2S, NH3, CO, O2 và khí cháy, kiểm tra mật độ vi sinh trong phân gà là Eimeria spp và Escherichia coli để đánh giá điều kiện vệ sinh và khả năng tăng trọng và chuyển hóa thức ăn trong một chu kỳ sản xuất của gà thịt.

Đề tài được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ thực hiện trên bốn chuồng của một trang trại chăn nuôi gà thịt giống Cobb500 thuộc công ty TNHH Emivest Việt Nam ở Bình Phước để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố môi trường như nhiệt độ (oC), ẩm độ tương đối (%), tốc độ gió (m/s), khí O2 (vol %), NH3, H2S, CO và CH4 (ppm), sự có mặt của Escherichia coli và Eimeria spp. trong chuồng nuôi lên khối lượng, tiêu tốn và chuyển hóa thức ăn từ 1 - 42 ngày tuổi. Tất cả gà được nuôi trên nền nhà, trong hệ thống chuồng kín thông gió, chuồng được chia ra làm 4 ô có kích thước bằng nhau là 360 m2. Kết quả chỉ rằng, không phát hiện được khí độc như NH3, H2S, CO và khí cháy trong chuồng nuôi.

Hàm lượng khí O2 luôn được duy trì ở mức 20,9 vol%. Trong phân, mật độ vi khuẩn E. coli ở mức bình thường 14×106 CFU/g, không có sự hiện diện của Eimeria spp. Khối lượng gà 42 ngày tuổi cao nhất ở vị trí gần quạt thổi gió (3.026 g/con) và thấp nhất ở cuối dãy gần quạt hút (2.871 g/con), trong khi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn tương đương nhau. Hệ số chuyển hóa thức (p<0,01) tốt nhất ở gà nuôi gần quạt thổi. Chất lượng không khí trong chuồng nuôi tốt, mật độ vi sinh trong phân gà ở mức không gây bệnh, gà nuôi đầu dãy chuồng có khối lượng cao hơn cuối dãy chuồng.

ntbtra - Canthostnews, Theo TCKH Trường ĐHCT

 

Trở lại      In      Số lần xem: 2186

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD