Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33194685
Ảnh hưởng của phân kali và silic đến tích lũy chất khô và năng suất của các giống lúa có kiểu gien khác nhau trong điều kiện nhiễm mặn

Với mục tiêu nhằm đánh giá ảnh hưởng của cả phân kali và silic đến khả năng tích lũy chất khô và hình thành năng suất của giống lúa cải tiến và giống lúa địa phương trong điều kiện đất nhiễm mặn, nhóm tác giả Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Phan Thị Hồng Nhung thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Nghiên cứu sinh Trường Đại học Cathonic at Louvain, Bỉ đã thực hiện nghiên cứu này.

Với mục tiêu nhằm đánh giá ảnh hưởng của cả phân kali và silic đến khả năng tích lũy chất khô và hình thành năng suất của giống lúa cải tiến và giống lúa địa phương trong điều kiện đất nhiễm mặn, nhóm tác giả Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Phan Thị Hồng Nhung thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Nghiên cứu sinh Trường Đại học Cathonic at Louvain, Bỉ đã thực hiện nghiên cứu này.

 

 

Mặn làm giảm khả năng sinh trưởng của cây trồng như giảm các chỉ tiêu về khả năng ra lá, đẻ nhánh, quang hợp và hấp thu dinh dưỡng từ đất, do đó làm giảm số hạt chắc/bông và năng suất hạt của cây lúa. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của lượng phân kali 90 kg K2O/ha và phối hợp phân kali với silic ở mức 90 kg K2O + 100 kg SiO2/ha so với đối chứng chỉ bón 60 kg K2O/ha đến sinh trưởng, khả năng tích lũy chất khô và năng suất của hai giống lúa chịu mặn: giống lúa cải tiến (M6) và giống lúa địa phương (Cườm dạng 1) trên đất nhiễm mặn trong vụ xuân (2016 và 2017) tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng lượng phân bón kali kết hợp với bón phân silic đã làm tăng khối lượng lá của giống lúa cải tiến ở cả giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu và giai đoạn chín sáp, trong khi ở giống lúa địa phương mức tăng chỉ có ý nghĩa ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu. Tăng lượng phân kali và silic cũng làm tăng tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa cải tiến ở giai đoạn từ trỗ đến chín sáp, trong khi đối với giống địa phương lại tăng ở cả giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu đến trỗ và từ chín sáp đến thu hoạch. Tăng lượng kali và silic bón không ảnh hưởng đến số bông/khóm nhưng làm tăng năng suất của cả hai giống lúa thí nghiệm do tăng số hạt/bông ở giống lúa cải tiến, trong khi tăng tỉ lệ hạt chắc và khối lượng hạt ở giống lúa địa phương.

 

Như vậy trong điều kiện mặn tăng lượng phân kali từ 60 kg K2O/ha lên mức 90 kg K20/ha kết hợp với 100 kg SiO2/ha đã làm tăng năng suất giống lúa cải tiến từ 12,7% đến 16,3% và giống lúa địa phương từ 8,1% đến 9,2%.

ttncac - Canthostnews, theo TC NN&PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1098

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD