Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33249613
Ảnh hưởng nồng độ silic đến khả năng kháng bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp. trên rau xà lách thủy canh

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính mẫn cảm bệnh đốm lá trên 3 giống xà lách và ảnh hưởng nồng độ silic cung cấp qua rễ trong dung dịch dinh dưỡng và phun qua lá đến khả năng kháng bệnh đốm lá do Cercospora sp. trên xà lách thủy canh. Kết quả giống xà lách Rado 45 dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá với tỷ lệ và trung bình diện tích lá bệnh cao nhất là 99,9% và 7,4%, khác biệt ý nghĩa so với giống Rado 357 và Romaine ở thời điểm 9 ngày sau khi chủng bệnh.

Nguyễn Huy Tài(1), Lý Thị Cẩm Duyên(2), Nguyễn Thị Thu Nga(1), Nguyễn Bảo Vệ(1)

TÓM TẮT

 

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính mẫn cảm bệnh đốm lá trên 3 giống xà lách và ảnh hưởng nồng độ silic cung cấp qua rễ trong dung dịch dinh dưỡng và phun qua lá đến khả năng kháng bệnh đốm lá do Cercospora sp. trên xà lách thủy canh. Kết quả giống xà lách Rado 45 dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá với tỷ lệ và trung bình diện tích lá bệnh cao nhất là 99,9% và 7,4%, khác biệt ý nghĩa so với giống Rado 357 và Romaine ở thời điểm 9 ngày sau khi chủng bệnh. Ở 9 ngày sau khi chủng bệnh, trung bình diện tích lá bệnh của giống Rado 45 ở nồng độ silic cung cấp qua rễ 10 và 20 ppm tương ứng là 17,0% và 16,8%, trung bình này thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với nồng độ silic 30 ppm (27,1%) và 40 ppm (27,7%); tuy nhiên, không khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (21,6%). Kết quả nồng độ silic 0, 20, 40, 60, và 80 ppm phun lá ở 3 ngày sau khi chủng bệnh, trung bình diện tích lá bệnh của giống Rado 45 ở nồng độ silic 40 ppm thấp hơn ý nghĩa so với nồng độ 80 ppm và đối chứng; tuy nhiên, giữa tất cả các nồng độ silic có sự khác biệt không ý nghĩa về trung bình diện tích lá bệnh ở thời điểm 5 và 7 ngày sau khi chủng bệnh.

 

Từ khóa: Silic, bệnh đốm lá (Cercospora sp.)giống xà lách thủy canh

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!


1 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ;

2 Sinh viên ngành Bảo vệ thực vật Khóa 42, Trường Đại học Cần Thơ

Trích TC KHCN NN Việt Nam.

Trở lại      In      Số lần xem: 941

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD