Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  30
 Số lượt truy cập :  33247012
Bám sát thực tiễn, tạo bứt phá mới

Năm 2018, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ năm 2012 tới nay, là một năm thành công lớn. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản tiếp tục đà “giá trị tỷ USD”, thị trường được mở rộng cho nhiều mặt hàng chủ lực và có thế mạnh. Các mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đều đạt được, củng cố thêm sức mạnh và tính đúng đắn trong định hướng Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nhân dịp đầu Xuân mới Kỷ Hợi, ông Nguyễn Xuân Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT dành cho Báo Nông nghiệp Việt Nam cuộc trao đổi đậm suy tư, trăn trở của ông về những gì ngành NN-PTNT đạt được, chưa đạt được trong năm vừa qua, từ đó tạo tiền đề cho những kế hoạch phát triển vững mạnh thời gian tới.

 

Năm 2018, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ năm 2012 tới nay, là một năm thành công lớn. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản tiếp tục đà “giá trị tỷ USD”, thị trường được mở rộng cho nhiều mặt hàng chủ lực và có thế mạnh. Các mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đều đạt được, củng cố thêm sức mạnh và tính đúng đắn trong định hướng Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

Ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đánh giá tổng thể ngành NN-PTNT năm 2018, có thể nhận thấy sự tiếp tục khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả, thị trường xuất khẩu mở rộng, giá cả ổn định, cùng với ứng dụng khoa học công nghệ mới là động lực chủ yếu tạo ra sự đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới.

 

Nhắc lại kết quả ấn tượng việc hoàn thành và vượt cả 5 chỉ tiêu, gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,76%, cao nhất kể từ năm 2012; giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,86%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 40,02 tỷ USD (tăng 9,6% so với năm 2017); tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%; tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 42,4%, có 61 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; Bộ trưởng khẳng định kết quả đó là thành quả của đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ cơ chế, cải cách thủ tục hành chính, khai thông thị trường; sự quan tâm, giám sát của Quốc hội đã tạo ra môi trường thuận lợi, tăng niềm tin, phát huy cao độ tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của bà con nông dân, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các địa phương hướng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn... và nỗ lực, hành động quyết liệt, sáng tạo, đổi mới, bứt phá, sát thực tiễn trong thực hiện cơ cấu lại và xây dựng nông thôn mới của Bộ và toàn ngành ngay từ những ngày đầu năm 2018.

 

Thưa Bộ trưởng, với những giải pháp phù hợp, xuất khẩu nông sản Việt Nam trong năm 2018 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh và vượt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu mà Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra cho ngành NN-PTNT. Xin Bộ trưởng chia sẻ cụ thể hơn về những kết quả này?

 

Trong bối cảnh thị trường thế giới năm 2018 có nhiều biến động, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn của Việt Nam bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu; sự sụt giảm mạnh của giá cả các mặt hàng cây công nghiệp trên thị trường thế giới, nhất là tiêu, đường… Mặc dù có áp lực lớn từ sự cạnh tranh thị trường và sự giảm sút về giá của nhiều mặt hàng cây công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn có sự vươn lên khá mạnh mẽ, đạt mức kỷ lục khoảng 40,02 tỷ USD (năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 36,6 tỷ USD). Đây là con số rất có ý nghĩa của ngành nông nghiệp Việt Nam, khẳng định vị thế cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới, hiện đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 15 thế giới, đã xuất sang thị trường của hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Một số nét nổi bật là:

 

Thị phần xuất khẩu đều duy trì, củng cố và mở rộng, 5 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN và Hàn Quốc chiếm thị phần lần lượt là 22,9% (giá trị tăng 3,6% so với năm 2017), 17,9% (tăng 9,4%), 19,1% (tăng 7,1%); 10,64% (tăng 11,0%) và 6,9% (tăng 29,4%). Các thị trường mới nổi, thị trường ngách (Trung Đông, châu Phi, Đông Âu) đều được lựa chọn phát triển bài bản, có tính bổ trợ cho các thị trường trọng điểm.

 

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng: Trong số các mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, có một số mặt hàng phải chịu áp lực giảm giá mạnh trong năm 2018, tuy nhiên cũng có những mặt hàng có sự tăng giá trên thị trường thế giới, điển hình là gạo, rau quả, cá tra, đồ gỗ và lâm sản. Cụ thể: đối với mặt hàng gạo, kim ngạch xuất khẩu 3,1 tỷ USD, tăng 4,6% về khối lượng và tăng 16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp đó là rau quả với kim ngạch đạt 3,8 tỷ USD, tăng 9,2%; cá tra đạt trên 2 tỷ USD tăng 27,4%; thủy sản đạt 8,8 tỷ USD, tăng 6,3%; cà phê đạt 3,5 tỷ USD, tăng 1,2% (lượng tăng 20,1%).

 

Trong khi đó, những khó khăn của thị trường nông sản thế giới trong năm 2018 là một cản trở lớn cho Việt Nam để duy trì đà tăng trưởng hai con số về kim ngạch xuất khẩu nông sản. Thị trường nông sản thế giới năm 2018 ghi nhận sự sụt giảm mạnh về giá cả các mặt hàng cây công nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu khiến cho nguồn cung tăng nhanh trong khi nhu cầu thế giới giảm hoặc tăng trưởng chậm.

 

Cụ thể, xuất khẩu cà phê đạt 3,5 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng nhưng chỉ tăng 1,2% về giá trị do giá cà phê xuất khẩu chỉ đạt 1.901 USD/tấn, giảm 16,2% so với năm 2017;  tương tự, các mặt hàng cao su tăng 13,4% về lượng nhưng giảm 7,3% về giá trị; hạt tiêu tăng 7,9% về lượng nhưng giảm 33,4% về giá trị; hạt điều tăng 3,39% về lượng nhưng giảm 3,47% về giá trị so với năm 2017. Tuy nhiên, các mặt hàng chủ lực cây công nghiệp (cà phê, điều và cao su) mặc dù bị giảm giá nhưng nhờ tăng số lượng xuất khẩu nên Việt Nam vẫn duy trì được giá trị xuất khẩu ở mức cao (xuất khẩu điều đạt 3,42 tỷ USD; cao su đạt 2,18 tỷ USD).

 

Không chỉ khó khăn về giá cả và nhu cầu, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam ngày càng đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đối với nông sản nhập khẩu. Thị trường Trung Quốc không chỉ nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng nông sản nhập khẩu, mà còn tăng cường quản lý và siết chặt thương mại biên giới. Thị trường EU vẫn giữ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời dự thảo các quy định mới về các chất sử dụng trên sản phẩm giống cây trồng. Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục duy trì và gia tăng các biện pháp bảo hộ thông qua áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam, tiếp tục chương trình Thanh tra đối với cá da trơn theo Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill), đang triển khai mạnh mẽ việc áp dụng Đạo luật Lacey Act đối với nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần suất kiểm tra hàng nông thủy sản nhập khẩu, gây bất lợi đến tiến độ xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này.

 

Những kết quả toàn ngành đạt được trong năm qua được ghi nhận không chỉ đạt mức tăng trưởng kỷ lục mà còn thể hiện rõ xu thế nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cần khẳng định sự chỉ đạo, điều hành của Bộ NN-PTNT thực hiện lộ trình tái cấu trúc các ngành hàng nông nghiệp đã đóng góp như thế nào, thưa Bộ trưởng?

 

Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng chuyển từ mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng nên về cơ bản, nhiều mặt hàng nông sản đã theo hướng này; chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân khúc sang quy mô lớn, khép kín theo chuỗi giá trị (có thể lấy ví dụ, nếu như năm 2010, chúng ta chỉ đếm trên đầu ngón tay về các mô hình liên kết sản xuất, thì đến năm 2018, cả nước đã có trên 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 1.028 chuỗi nông sản an toàn được chứng nhận); từ dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ sang chủ yếu là dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, quản lý; chuyển sản xuất không chỉ dựa vào lợi thế, tiềm năng mà theo sát nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn.

 

Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm có sự thay đổi rõ nét, tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như: thủy sản (nhất là tôm nước lợ, cá tra); rau, hoa, quả nhiệt đới; một số loại cây công nghiệp giá trị cao; đồ gỗ và lâm đặc sản. Đồng thời, giảm các ngành hàng, sản phẩm đang có xu hướng tăng cung; tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao trong tổng sản lượng sản xuất và hàng xuất khẩu.

 

Ảnh: L.H.V

Chỉ tiêu kế hoạch 2019

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt 3,0%.

- Kim ngạch xuất khẩu khoảng 43 tỷ USD.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt khoảng 50% và 70 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.

 

Kết quả trên phản ánh sự nỗ lực to lớn của toàn ngành trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, cộng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương và các thành phần kinh tế, nhất là lực lượng doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

Năm 2008, Việt Nam mới có 5 nhóm mặt hàng về nông sản có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm với hai nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Đến nay, chúng ta có 10 nhóm mặt hàng về nông sản đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, gấp hai lần so với năm 2008 trong đó có 6 mặt hàng là tôm, trái cây, hạt điều, cà phê, gạo và đồ gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD/năm. Bên cạnh vai trò của chủ trương tái cơ cấu ngành được triển khai hiệu quả, thì việc chú trọng đầu tư cho khoa học trong nông nghiệp hẳn cũng có những đóng góp không nhỏ vào kết quả chung?

 

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và khá toàn diện. Nông nghiệp tiếp tục phát triển vượt bậc theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực đến nay chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới.

 

Hiện nay, khoa học và công nghệ có những bước phát triển vượt bậc góp phần làm tăng sản lượng và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp. Với sự đóng góp to lớn của cộng đồng các nhà khoa học, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, khoa học và công nghệ đã đóng góp có hiệu quả vào phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá nông sản và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới đã góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

 

Khoa học và công nghệ được xem là giải pháp tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong thời gian qua. Để tiếp tục phát huy hiệu quả sản xuất, Bộ NN-PTNT sẽ nghiên cứu, đề xuất để có thêm cơ chế, chính sách tốt hơn nữa nhằm khuyến khích đầu tư trong nông nghiệp, thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của các doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao tiềm lực, lựa chọn công nghệ nhập khẩu giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng và tận dụng có hiệu quả những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 vào nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước của Bộ, ngành.

 

Trong thời gian tới, tập thể lãnh đạo Bộ, ngành sẽ bám sát thực tiễn, xây dựng được những chiến lược, kế hoạch nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và bà con nông dân tin tưởng giao phó, tạo nền tảng vững chắc lâu dài cho sản xuất nông nghiệp phát triển, bứt phá.

 

Nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi, qua Báo Nông nghiệp Việt Nam, thay mặt toàn ngành NN-PTNT, tôi xin chúc bà con nông dân Năm mới an khang, sức khỏe, mùa vụ bội thu, nông sản được giá; chúc cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh, đẩy mạnh đầu tư và gắn bó lâu dài với lĩnh vực NN-PTNT; chúc tập thể cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành tiếp tục vững bước và có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp phát triển chung của ngành NN-PTNT.

 

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Bộ NN-PTNT sẽ rà soát, xây dựng chiến lược phát triển ngành đến 2030; theo Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 đã bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm cụ thể nhưng Bộ sẽ phối hợp với các địa phương để xây dựng kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường để phân loại thành 3 trục sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, tiến hành rà soát kế hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường, lựa chọn nhóm sản phẩm này để có kế hoạch và đầu tư theo hướng như đối với sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương, trên cơ sở đó sẽ lựa chọn để có chính sách và giải pháp mở rộng quy mô, sức cạnh tranh để bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương, có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, sẽ được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng nông thôn mới ở huyện, xã theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Tô Đức Huy - NNVN.

Trở lại      In      Số lần xem: 672

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD