Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  35361500
Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016

Sản lượng chè đen toàn cầu trong tháng 1/2016 đã tăng 6,56% so với tháng 1/2015 lên 98,97 triệu kg, bất chấp sự sụt giảm mạnh 3,47 triệu kg ở Ấn Độ, nước sản xuất chè đen lớn nhất thế giới, xuống còn17,87 triệu kg. Bangladesh cũng báo cáo mức giảm nhẹ 0,05 triệu kg xuống 0,11 triệu kg. Trong khi đó, Kenya ghi nhận mức tăng mạnh 8,67 triệu kg lên 50,31 triệu kg. Sri Lanka tăng 1,82 triệu kg lên 25.08 triệu kg.

I. Thị trường thế giới

 

Sản lượng chè đen toàn cầu trong tháng 1/2016 đã tăng 6,56% so với tháng 1/2015 lên 98,97 triệu kg, bất chấp sự sụt giảm mạnh 3,47 triệu kg ở Ấn Độ, nước sản xuất chè đen lớn nhất thế giới, xuống còn17,87 triệu kg. Bangladesh cũng báo cáo mức giảm nhẹ 0,05 triệu kg xuống 0,11 triệu kg. Trong khi đó, Kenya ghi nhận mức tăng mạnh 8,67 triệu kg lên 50,31 triệu kg. Sri Lanka tăng 1,82 triệu kg lên 25.08 triệu kg. Mùa đông khắc nghiệt ở Ấn Độ đã dẫn đến nguồn cung chè xanh thấp hơn cho các nhà máy chế biến và sự sụt giảm đồng thời của sản lượng chè đen.

 

Tại Ấn Độ, giá chè đã hồi phục trở lại với 3 phiên tăng giá liên tiếp trong tháng 4/2016 sau khi giảm 5 phiên liên tiếp trong tháng trước tại các phiên đấu giá của Hiệp hội Thương mại Chè Coonoor. Tại phiên đấu giá thứ 15 của Hiệp hội Thương Chè Coonoor tổ chức vào ngày thứ Năm và thứ Sáu (14-15/4/2016), giá trung bình tăng lên 94,93 Rs/kg từ 91,30 Rs/kg trong phiên đấu giá thứ 12 của tháng trước (24-25/3/2016). Tổng cộng, 92% lượng hàng chào bán đã được tiêu thụ. Trong phiên đấu giá chè CTC bụi, Homedale Estate’s Red Dust dẫn đầu với giá đóng cửa đạt mức 216 Rs/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất trong toàn bộ thị trường CTC. Vigneshwar Speciality Pekoe Dust đứng thứ hai khi được mua ở mức giá 200 Rs/kg. Trong phiên đấu giá chè CTC lá, Homedale Estate’s Broken Orange Pekoe Fannings dẫn đầu với mức giá 200 Rs/kg. Đây là ba loại chè CTC duy nhất đạt được mức giá 200 Rs/kg trở lên trong tuần này. Trên thị trường chè orthodox, Kodanad đạt mức giá cao nhất 245 Rs/kg, tiếp đến là Havukal 237 Rs/kg, Kairbetta 227 Rs và Chamraj 220 Rs/kg.

 

Sản lượng chè Ấn Độ đã tăng 5% lên 17.02 triệu kg trong tháng 2/2016 so với cùng tháng năm ngoái khi vụ thu hoạch diễn ra ở các bang miền Nam, Ủy ban Chè quốc gia cho biết. Sản lượng ở miền nam Ấn Độ đã tăng 5,75% lên 14.750.000 kg so với năm trước. Tuy nhiên, tính trong 2 tháng đầu năm nay, sản lượng chè của Ấn Độ lại giảm so với cùng kỳ năm trước, đạt 34,89 triệu kg, giảm 7,06% so với 37,54 triệu kg cùng kỳ năm 2015. Ở miền Bắc, nhiều công ty và nhà máy chế biến đã phải đóng cửa do điều kiện mùa đông khắc nghiệt làm giảm sản lượng thu hoạch. Nhìn chung, sản lượng đạt 5,58 triệu kg trong 2 tháng đầu năm 2016 so với 6,43 triệu kg cùng kỳ 2015.

 

Ấn độ, nước sản xuất chè lớn thứ hai trên thế giới, xuất khẩu chủ yếu chè CTC sang Ai Cập, Pakistan và EU, và chè orthodox sang I-rắc, I-ran và Nga.

 

Nếu khối lượng chè tại các trung tâm bán đấu giá là một sự biểu thị, thì loại đồ uống này sẽ có mặt nhiều hơn trên thị trường trong năm 2016. Những cơn mưa trong tháng Ba đã cải thiện sản xuất chè ở Assam và Dooars.Trong tháng Hai, một đợt khô hạn đã khiến người trồng chè lo lắng, nhưng những trận mưa gần đây như là sự cứu trợ đối với họ. Trung tâm đấu giá Kolkata đã giảm 3 phiên đấu giá trong tháng Ba do không có hàng. Trong thực tế, trong tháng, sản lượng chè giảm 16,26% so với một năm trước xuống 17,87 triệu kg. Nhìn chung, sản lượng chè của Ấn Độ giảm nhẹ xuống 1127,7 triệu kg trong FY16 từ tháng 4/2015 đến tháng 1/2016. Trong 10 tháng đầu tiên của FY15, sản lượng chè đứng ở mức 1.137,2 triệu kg. Sản lượng thấp chủ yếu là do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

 

Các nhà sản xuất chè Ấn Độ đã yêu cầu Iran định giá lại các loại trà nhập khẩu vào nước này, cho rằng hệ thống hiện tại làm tổn thương họ vì nó không phân biệt giữa chè cao cấp và các loại chè khác.

 

Iran quy định mức giá cố định là 5 USD trên mỗi kg cho tất cả các loại các loại trà nhập khẩu từ Ấn Độ, và dựa trên mức giá đó người mua Iran phải trả thuế hải quan. Điều này đặt các loại trà Ấn Độ ở một vị trí bất lợi do người mua Iran thích mua trà Sri Lanka bởi vì tại nhiều thời điểm họ bị buộc phải mua chè Ấn Độ chất lượng thấp hơn ở mức giá cao hơn. Một quan chức Bộ Thương mại cho biết, chè miền Bắc Ấn Độ thường có chất lượng cao, trong khi các loại chè ở miền Nam Ấn Độ có chất lượng thấp hơn. Nhưng việc định giá cho cả hai là loại đều là 5 USD cho mỗi kg. Lý tưởng nhất, với chè chất lượng tốt, việc định giá nên vào khoảng 4,5 USD/kg, trong khi đối với chè chất lượng thấp hơn nên vào khoảng 3 –3,5 USD/kg.

 

Các nhà xuất khẩu chè của Ấn Độ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Sri Lanka ở Iran và việc giảm các thuế hải quan có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến chè Ấn Độ có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

 

Iran áp 20% thuế nhập khẩu đối với chè bên cạnh thuế giá trị gia tăng 9%. Sri Lanka là nước sản xuất chè orthodox lớn và xuất khẩu khoảng 306 triệu kg chè một năm trong tổng sản lượng hàng năm 545 triệu kg. Iran rất quan trọng đối với thương mại chè Ấn Độ vì nó là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho các loại chè orthodox của Ấn Độ.

 

 

II. Thị trường trong nước

 

Tại Thái Nguyên, thời tiết thuận lợi và nguồn cung dồi dào khi chè bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ đã đẩy giá chè tại Thái Nguyên trong tháng 4/2016 tiếp tục giảm so với tháng trước. Cụ thể, chè cành chất lượng cao giảm 30.000 đ/kg so với tháng trước xuống 180.000 đ/kg, chè xanh búp khô giảm 30.000 đ/kg xuống 100.000 đ/kg, chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) giảm 20.000 đ/kg xuống 130.000 đ/kg.

 

Theo kế hoạch, năm 2016, tỉnh Thái Nguyên sẽ trồng mới, trồng lại 1.000 ha chè. Giống chè được đưa vào trồng chủ yếu là các giống nằm trong cơ cấu hỗ trợ giá giống của tỉnh như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, TRI 777, Thuý Ngọc. Đây là các giống chè giâm cành cho năng suất cao, chất lượng tốt, đã được trồng thành công tại các địa phương trong tỉnh nhiều năm qua. Thời vụ trồng chè sẽ diễn ra trong tháng 10 và tháng 11 tới.

 

Cũng như năm 2015, năm nay, tỉnh vẫn hỗ trợ 50% giá giống chè cho bà con. Theo quy trình kỹ thuật, để trồng 1ha chè cần 18.000 cây giống. Với giá 750 đồng/cây giống, số tiền hỗ trợ cho 1ha chè của tỉnh lên tới 6,75 tỷ đồng.

 

Theo thông tin từ ngành Nông nghiệp, khoảng 10 năm nay, mỗi năm toàn tỉnh trồng mới, trồng lại khoảng 1.300 đến 1.600ha chè, bằng các giống năng suất, chất lượng. Nhờ đó, diện tích chè giống mới của tỉnh đến nay đã đạt 13.234ha, chiếm 62,6 % tổng diện tích, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành địa phương có nâng suất chè búp tươi đạt cao nhất cả nước (trên 110 tạ chè búp tươi/ha).

 

 

Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng giá chè nguyên liệu vẫn duy trì ổn định từ đầu năm đến nay, trong đó giá chè nguyên liệu sản xuất trà xanh loại 1 giữ mức 8.000 đ/kg, chè nguyên liệu sản xuất trà đen loại 1 giữ mức 4.000 đ/kg.

 

 

Mới đây, ngày 23-2-2016, Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ đã cấp Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”. Văn bằng bảo hộ này có thời hạn trong vòng 10 năm tính từ ngày đăng ký và có thể gia hạn nhiều lần. Đây cũng là nhãn hiệu tập thể đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên được đăng ký thành công tại nước ngoài. Trong thời gian tới, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” sẽ tiếp tục được cấp Văn bằng bảo hộ tại Trung Quốc và Đài Loan. Đây là điều kiện rất thuận lợi để sản phẩm chè Thái Nguyên được nâng tầm thương hiệu trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Theo số liệu thống kê, khối lượng xuất khẩu chè tháng 4 năm 2016 ước đạt 9 nghìn tấn với giá trị đạt 11 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 4 tháng đầu năm 2016 đạt 32 nghìn tấn với 47 triệu USD, giảm 2,7% về khối lượng và giảm 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá chè xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2016 đạt 1.529 USD/tấn, giảm 5,38% so với năm 2015. Trong 3 tháng đầu năm 2016, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 33,69% thị phần – giảm 4,26% về khối lượng và giảm 7,66% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Indonesia (18,4%), Malaysia (gấp 2,22 lần) và các TVQ Arập Thống nhất (7,3%).

 

III. Nhận định và dự báo

 

Các sản phẩm chè của Việt Nam được xuất khẩu đi hơn 100 nước trên thế giới, với nhiều chủng loại chè phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, giá trị của ngành chè nước ta còn thấp, mới chỉ đạt kim ngach xuất khẩu khoảng 230 triệu USD/năm – một con số rất khiêm tốn so với các ngành nông sản khác như cà phê, hồ tiêu…

 

Hiện nay, cả nước hiện có 124.000 ha diện tích trồng chè với hơn 500 cơ sở sản xuất chế biến, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô mỗi năm. Thế nhưng, khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu vẫn ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến nên giá trị tăng thấp, chủ yếu xuất khẩu vào thị trường dễ tính, rất ít sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường yêu cầu chất lượng cao như EU. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh thuận lợi về giảm thuế quan thì các doanh nghiệp phải chịu sức ép về hàng rào kỹ thuật, nhất là vấn đề an toàn thực phẩm.

 

Thời gian tới, để đảm bảo sản xuất bền vững và tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, Hiệp hội Chè Việt Nam đang tổ chức các mô hình bảo vệ thực vật tập trung; kiểm soát thời gian cách ly, đảm bảo an toàn cho nguyên liệu đầu vào. Hiệp hội cũng định hướng tổ chức một sàn giao dịch để các đơn vị giới thiệu và bán sản phẩm tạo tiền đề cho sự ra đời trung tâm đấu giá chè sau này. Trước mắt, các đơn vị sản xuất cần hạn chế xuất khẩu chè qua trung gian.

 

Ngành chè khuyến cáo các doanh nghiệp cần hướng tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè, quan tâm đặc biệt tới quy trình sản xuất chè an toàn, có chứng nhận được thị trường thế giới công nhận. Người trồng chè cần tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong việc trồng, chăm sóc cũng như sơ chế chè. Có như vậy, ngành chè mới có thể cạnh tranh được với các thương hiệu chè trên thế giới.

 

V.A - Nghenong.

Trở lại      In      Số lần xem: 10117

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD