Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016 |
Trong tháng qua, Syria bắt đầu cung cấp rau quả cho Nga để thay thế một phần rau quả của Thổ Nhĩ Kỳ bị Nga cấm nhập khẩu từ tháng 1/2016 vừa qua sau vụ Ankara bắn rơi một máy bay ném bom S-24 của quân đội Nga tiến hành chiến dịch chống khủng bố tại Syria. Được biết, ngày 21/3, Công ty nhập khẩu Agyg-Yurak của Nga cho biết tuần trước một lô hàng lớn gồm 3.000 tấn cam, |
I. Thị trường thế giới
Trong tháng qua, Syria bắt đầu cung cấp rau quả cho Nga để thay thế một phần rau quả của Thổ Nhĩ Kỳ bị Nga cấm nhập khẩu từ tháng 1/2016 vừa qua sau vụ Ankara bắn rơi một máy bay ném bom S-24 của quân đội Nga tiến hành chiến dịch chống khủng bố tại Syria. Được biết, ngày 21/3, Công ty nhập khẩu Agyg-Yurak của Nga cho biết tuần trước một lô hàng lớn gồm 3.000 tấn cam, chanh, bưởi, cà chua và bắp cải đã cập cảng Novorossiysk của Nga. Dự kiến, con số này sẽ tăng lên là 5.000 tấn/tuần trong thời gian tới
II. Thị trường trong nước
Trái cây: Là khu vực trọng điểm về trái cây, thời điểm tháng 4/2016 là lúc các tỉnh ĐBSCL chuẩn bị vào vụ trái cây hè. Tuy nhiên, tình hình khô hạn kéo dài kèm với xâm nhập mặn đã khiến nhiều nhà vườn đối mặt nguy cơ mất mùa. Nhiều loại cây như chôm chôm, măng cụt… đã ra bông, kết trái nhưng tỷ lệ đậu quả rất ít. Theo các nhà nông, thời tiết bất lợi sẽ khiến năng suất trái cây giảm từ 15 – 25% so với vụ trước. Trước tình hình đó, giá một số loại trái cây đã tăng đáng kể. Tại TP Hồ Chí Minh, trong tháng 4/2016 giá cam là 20.000 – 25.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg; chanh tăng 3.000 đ/kg, thanh long tăng gần 2 lần so với tháng trước. Chôm chôm tăng từ 5.000 – 10.000 đ/kg, hiện có giá 30.000 – 50.000 đ/kg. Giá sầu riêng cũng đang tăng mạnh từ 25.000 – 30.000 đ/kg nhưng các nhà vườn vẫn không đủ cung cấp cho thương lái. Tại Đồng Tháp, do nắng nóng kéo dài nên năng suất giảm, quýt đường và một số cây có múi khác có đầu ra tăng mạnh. Riêng trái quýt đường, thương lái đến tận vườn thu mua với giá 24.000 – 26.000 đ/kg, trong khi mức giá mọi khi là 15.000-18.000đ/kg.
Tuy nhiên, giá chanh dây tại tỉnh Gia Lai hiện giảm từ mức cao nhất 56.000 đ/kg vào tháng trước đó, nay chỉ còn 10.000 đ/kg. Một số nông dân cho hay nguyên nhân của tình trạng trên do trước đây thương lái Trung Quốc mua chanh dây với giá rất cao khiến nông dân ồ ạt trồng chanh dây. Sau đó họ đột ngột mua với giá rẻ làm nhiều nông dân điêu đứng.
Rau củ: Trong tháng qua, thị trường rau củ tại Đà Lạt, Lâm Đồng nhìn chung biến động tăng giảm theo tùy loại rau. Cụ thể, những loại rau như hoa lơ, khoai tây, cải bó xôi có xu hướng tăng giá từ 2.000-3.000đ/kg do sản lượng giảm vì gần hết vụ trong khi nhu cầu không giảm. Tuy nhiên, một số loại rau đang chính vụ lại có giá giảm với nguồn cung tăng như bắp cải, cà chua, với mức giảm từ 500-1.000đ/kg.
Tại một số tỉnh ĐBSCL và các tỉnh Tây Nguyên, do đợt hạn, mặn lịch sử nên giá một số rau màu, củ quả đang tăng cao. Cụ thể bắp cải đang được thương lái lùng mua tại ruộng với giá từ 10.000 – 14.000 đ/kg (tùy loại), dưa leo cũng từ 10.000 – 12.000 đ/kg… cao gần gấp đôi so thời điểm đầu năm 2016. Với giá này, nông dân trồng bắp cải có lợi nhuận 20 – 25 triệu đồng/công, cao gấp nhiều lần so trồng lúa. Tuy nhiên, tại Đà Lạt, Lâm Đồng, với điều kiện thời tiết thuận lợi nguồn cung rau lại tăng khiến thị trường một số loại rau có dấu hiệu giảm với mức giảm 1.000-2.000đ/kg so với tuần trước. Hiện giá rau bắp cải là 5.500đ/kg (giảm 1.500đ/kg); cà chua 8.000đ/kg (giảm 2.000đ/kg).
Tại Bình Định, giá ớt trái đang khá cao nên người trồng ớt lãi lớn. Được biết, sau Tết Bính Thân, giá ớt chỉ thiên tại đây chỉ khoảng 10.000 đ/kg, nông dân không có lãi gì mấy. Sau đó, giá ớt nhích dần với mức giá bán hiện là 20.000 đ/kg. Tuy nhiên, thị trường mặt hàng này chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu từ phía Trung Quốc, do đó giá luôn thay đổi.
Xuất nhập khẩu: Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), sau một thời gian gián đoạn, Đài Loan vừa thông báo cho phép nhập khẩu quả thanh long ruột trắng của Việt Nam. Theo đó, phía Đài Loan quy định quả thanh long phải được xử lý hơi nước nóng với thông số hai bên đã thống nhất nhằm đảm bảo diệt trừ triệt để ruồi đục quả trước khi xuất khẩu. Được biết, từ năm 2008 đến nay, Đài Loan dừng nhập khẩu thanh long Việt Nam với lý do lo ngại có loài ruồi đục quả ở Việt Nam có thể đi theo thanh long nhập khẩu vào thị trường này.
Theo giám đốc Hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp), căn cứ vào biên bản ghi nhớ vừa được ký kết với Công ty In Jae (Hàn Quốc), cuối tháng 5-2016, lô nhãn Edor đầu tiên sẽ được xuất sang thị trường Hàn Quốc. Ngoài ra, dự kiến các doanh nghiệp cũng sẽ xuất sang Hàn Quốc khoảng 20 tấn chanh/tháng nếu chất lượng chanh đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, như có kích cỡ đồng đều, trọng lượng khoảng 30-40g/trái và không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Thương vụ Việt Nam tại Úc vừa qua, Chính phủ nước này đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để cấp giấy phép nhập khẩu cho xoài Việt Nam. Nếu được cấp phép, đây sẽ là loại trái cây thứ hai của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường này, sau quả vải tươi. Với công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, hi vọng xoài Việt sẽ có chỗ đứng trên thị trường khó tính này.
Dù rau quả Việt Nam đã thâm nhập được một số thị trường khó tính như Nhật, Hàn, Mỹ… nhưng việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay vì phụ thuộc vào Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Ước giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả trong tháng 4/2016 là 242,9 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này lên 783,8 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của mặt hàng này ước đạt 47,6 triệu USD, nâng tổng giá trị lên 204,5 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2016, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả Việt Nam chỉ chiếm 0,75% thị phần thế giới (nhập khoảng 240 tỉ USD/năm) và 3,7% thị phần các quốc gia thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (hiện nhập khẩu tới hơn 50 tỉ USDmỗi năm). Đây là một mặt hàng đầy tiềm năng nếu Việt Nam có chiến lược phát triển.
CDH - Nghenong. |
Trở lại In Số lần xem: 3899 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|