Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33195299
Bảo vệ lúa mì khỏi nấm gây bệnh cháy lá

Một nhà nghiên cứu bệnh học thực vật của trường Đại học Kentucky và cũng là thành viên của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã khám phá ra một mối liên hệ quan trọng với bệnh hại lúa mì mà phần tồn dư bỏ lại trên cánh đồng không được kiểm soát có thể tàn phá lúa mì. Giáo sư Mark Farman từ Khoa Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường, trường Đại học Kentucky là đồng tác giả của bài báo được đăng tải trên tạp chí Science.

 

Một nhà nghiên cứu bệnh học thực vật của trường Đại học Kentucky và cũng là thành viên của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã khám phá ra một mối liên hệ quan trọng với bệnh hại lúa mì mà phần tồn dư bỏ lại trên cánh đồng không được kiểm soát có thể tàn phá lúa mì.

 

Giáo sư Mark Farman từ Khoa Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường, trường Đại học Kentucky là đồng tác giả của bài báo được đăng tải trên tạp chí Science.

Trong lịch sử, lúa mì ở Kentucky và Bắc Mỹ đã không bị nhiễm một loại nấm bệnh mới xuất hiện gần đây được gọi là bệnh cháy lá (đạo ôn). Tuy nhiên, trong năm 2011, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Kentucky đã phát hiện ra phần đầu của một cây lúa mì bị bệnh trong một lô đất nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục, Đại học Kentucky ở Princeton, KY. Sau đó, vào năm 2016, dịch bệnh này đã lan truyền qua Bangladesh. Năm nay, căn bệnh này lại đánh vào Bangladesh và cũng xuất hiện ở Ấn Độ, làm dấy lên lo ngại rằng bệnh cháy lá lúa mì có thể sớm trở thành đại dịch. Nấm bệnh lan truyền đột ngột đã thôi thúc các nhà khoa học tìm hiểu về căn bệnh này và tạo ra giống lúa mì kháng bệnh.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Farman thuộc Khoa Bệnh học thực vật trực thuộc trường Đại học Kentucky đã phát hiện ra rằng mầm bệnh mà nhóm nghiên cứu ở Kentucky thu thập trong năm 2011 có sự khác biệt về mặt di truyền với bệnh cháy lá lúa mì ở Nam Mỹ và thay vào đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các chủng được tìm thấy trên lúa mạch đen và cỏ roi ở Mỹ. Điều này cho thấy rằng sự việc ở Princeton không phải là do sự xâm nhập của mầm bệnh ngoại lai mà có thể là do sự xuất hiện thông qua hiện tượng “thay đổi vật ký chủ” từ cỏ sang lúa mì. Ngược lại, nhóm của ông đã phát hiện ra rằng dịch hại năm 2016 ở Bănglađét rất có thể nảy sinh do sự du nhập của một dòng nấm bệnh Nam Mỹ.

Bệnh cháy lá lúa mì gây ra bởi một loại nấm nhiễm vào phần đầu cây lúa mì và ngăn không cho cây tạo hạt. Hiện nay, chưa có biện pháp kháng tự nhiên nào đối với căn bệnh này, và thiệt hại gần như 100% là phổ biến. Hiệu quả của thuốc trừ nấm còn hạn chế do sự phát triển tính kháng trong nấm.

Hiện nay, với các cộng tác viên từ Nhật Bản và Mỹ, Farman đã phát hiện ra rằng bệnh cháy lá lúa mì Kentucky năm 2011 đã có đột biến trong một gien quan trọng mã hoá cho một prôtêin thường có ở các giống lúa mì có prôtêin quan trọng có tính kháng bệnh cháy lá. Đột biến này dự báo sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin "tốt", do đó cho phép nấm thoát khỏi phản ứng kháng bệnh của lúa mì bằng cách tránh bị nhận ra. Nghiên cứu do các cộng sự của Farman thực hiện đã tạo ra các đột biến độc lập trong cùng một gien có thể là những sự kiện quan trọng trong bối cảnh căn bệnh tàn phá này đang trỗi dậy.

Farman cho biết: "Nghiên cứu mang lại những hiểu biết sâu về các sự kiện đột biến tạo cơ sở cho sự phát triển của các loại bệnh mới ở cây trồng. Thông tin này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của các giống cây trồng có tính kháng bệnh bền vững hơn".
 
K.P. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 657

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD