Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33209087
Bình Dương: Nhiều nơi sót ruột vì giá tiêu thấp tè, sao nông dân trồng hồ tiêu ở đây vẫn "bình chân như vại"?

Trong đợt kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân tại huyện Phú Giáo, đoàn công tác do ông Chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương dẫn đầu đã có dịp tham quan mô hình trồng hồ tiêu sạch theo tiêu chuẩn GlobalGAP của nông dân xã An Bình.

Trong đợt kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân tại huyện Phú Giáo, đoàn công tác do ông Chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương dẫn đầu đã có dịp tham quan mô hình trồng hồ tiêu sạch theo tiêu chuẩn GlobalGAP của nông dân xã An Bình.

 

Bình Dương: Nhiều nơi sót ruột vì giá tiêu thấp tè, sao nông dân trồng hồ tiêu ở xã này vẫn  

Đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tham quan mô hình hồ tiêu sạch theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại nhà anh Phạm Văn Dũng - ấp Cà Na, xã An Bình, huyện Phú Giáo.


Tiêu sạch tiêu chuẩn GlobalGAP

 

Dẫn chúng tôi tham quan vườn tiêu xanh mướt, ông Trần Văn Chỉnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Bình chia sẻ: "Những năm trước đây nông dân trồng tiêu ở xã An Bình nói riêng và huyện Phú Giáo nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Nông dân khó khăn bởi cây tiêu lúc được mùa mất giá, được giá mất mùa. Thêm vào đó là tình hình sâu bệnh hoành hành do bà con trồng theo lối cũ, giống cũ....".

 

Bình Dương: Nhiều nơi sót ruột vì giá tiêu thấp tè, sao nông dân trồng hồ tiêu ở xã này vẫn

Ông Đỗ Ngọc Huy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương (thứ hai từ trái qua phải) tham quan vườn tiêu sạch trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại xã An Bình, huyện Phú Giáo.

 

Gần đây, dù diện tích trồng tiêu khá khiêm tốn nhưng huyện Phú Giáo, đặc biệt là xã An Bình đã được lãnh đạo các sở, ngành đặc biệt quan tâm, trăn trở, tìm giải pháp cho cây tiêu…".

 

Xã An Bình, huyện Phú Giáo đã kết nối với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam làm cơ quan chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu "Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp cây hồ tiêu tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương".

 

"Gần đây, dù diện tích trồng tiêu khá khiêm tốn nhưng huyện Phú Giáo, đặc biệt là xã An Bình đã được lãnh đạo các sở, ngành đặc biệt quan tâm, trăn trở, tìm giải pháp cho cây tiêu…".

Ông Trần Văn Chỉnh


 


Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam ngay sau đó đã lên phương án và chính thức triển khai đề tài từ giữa năm 2017. Được biết nhóm nghiên cứu có báo cáo với Hội đồng Khoa học tỉnh Bình Dương.

 

Theo đó, để phát triển vùng canh tác trồng cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Phú Giáo, nông hộ cần có sự đầu tư bài bản về mô hình cũng như có sự lựa chọn đúng về chủng loại giống tiêu, am hiểu sâu kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị bệnh cho cây tiêu.

 

Bình Dương: Nhiều nơi sót ruột vì giá tiêu thấp tè, sao nông dân trồng hồ tiêu ở xã này vẫn

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn GLOBALGAP 5.2 cấp cho Tổ hợp tác sản xuất hồ tiêu xã An Bình, huyện Phú Giáp, tỉnh Bình Dương.

 

Cũng nhờ có đề tài nghiên cứu về cây tiêu, các ngành chức năng vào cuộc đã hướng dẫn cho bà con quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp bài bản và đúng quy chuẩn trên cây hồ tiêu theo hướng tiêu chuẩn GAP nên hiệu quả sản xuất hồ tiêu của vùng sẽ giữ vững ổn định.

 

Năng suất, sản lượng hồ tiêu tăng trưởng cao hơn trung bình từ 10-15% so với trồng tiêu theo phương thức truyền thống. Đặc biệt, khi ứng dụng quy trình chuẩn, bà con trồng tiêu sẽ không còn phải lo ngại về việc mất mùa do dịch bệnh hay các loại sâu đục thân, sâu ăn lá…

 

Đề tài nghiên cứu giúp giảm được đến 95% rủi ro cho người trồng tiêu…

 

Bình Dương: Nhiều nơi sót ruột vì giá tiêu thấp tè, sao nông dân trồng hồ tiêu ở xã này vẫn

Ông Đặng Trọng Quảng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (thứ 2 bên trái) chụp hình cùng Chi hội nghề nghiệp sản xuất hồ tiêu GlobalGAP xã An Bình.

 

Ông Trịnh Đức Dũng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Giáo cho biết, với sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, Phòng Nông nghiệp huyện đã phối hợp Hội Nông dân huyện đẩy mạnh triển khai tìm kiếm và gầy dựng giống hồ tiêu Vĩnh Linh, tiêu sẻ Lộc Ninh để hỗ trợ đầu vào cây giống cho bà con.

Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cây hồ tiêu, thời gian qua một số hộ dân ở đã áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Áp dụng quy trình sản xuất này không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, sản xuất không gây ô nhiễm môi trường mà còn giúp tăng năng suất chất lượng của cây hồ tiêu tạo giá thành cạnh tranh hơn.

 

Giàu nhanh từ tiêu sạch

 

Kết quả thật đáng vui mừng, đến nay các hộ trồng tiêu ở xã An Bình đã tham gia vào tổ hợp tác sản xuất hồ tiêu An Bình và đã có giấy chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP 5.2. 

 

Chuẩn GlobalGAP là tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt nên sẽ có yêu cầu và kiểm tra khắt khe hơn trong việc giám sát an toàn thực phẩm cùng với vai trò và trách nhiệm của người nông dân đối với sản phẩm. Hiện nay, giấy chứng nhận GlobalGAP chỉ có giá trị trong vòng một năm, sau đó phải đăng ký tái chứng nhận.

 

Bình Dương: Nhiều nơi sót ruột vì giá tiêu thấp tè, sao nông dân trồng hồ tiêu ở xã này vẫn

Đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh Bình Dương chụp ảnh lưu niệm với các thành viên Chi hội Nông dân trồng hồ tiêu sạch theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại ấp Cà Na, xã An Bình, huyện Phú Giáo.

 

Trong bộ tiêu chuẩn GlobalGAP yêu cầu người sản xuất, trang trại phải thiết lập một hệ thống nội bộ để kiểm tra, giám sát, phòng ngừa mối nguy qua từng công đoạn của quá trình trồng trọt bao gồm: Chuẩn bị đất, canh tác, thu hoạch, sơ chế chế biến, lưu trữ…

 

Để giúp các hộ nông dân tiếp tục giữ vững và tái đăng ký thành công tiêu chuẩn GlobalGAP, Hội Nông dân huyện đã tuyên truyền hướng dẫn cho Hội Nông dân xã An Bình phối hợp với chính quyền, địa phương vận động thành lập Chi hội nông dân nghề nghiệp sản xuất trồng tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

 

Chi hội có 18 thành viên, do ông Doãn Xuân Dưỡng làm Chi hội trưởng, được thành lập với mục đích đoàn kết, tập hợp các hội viên nông dân cùng sản xuất kinh doanh để giữ vững tiêu chuẩn GlobalGAP.

 

Chi hội tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên trồng tiêu sạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho hội viên. 

 

Đồng thời chi hội tập hợp nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của hội viên để phản ánh với cấp ủy, chính quyền, tổ chức Hội về những chủ trương chủ trương, chính sách, những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình xây dựng nông thôn mới.

 

Trong buổi lễ ra mắt Chi hội nghề nghiệp sản xuất hồ tiêu GlobalGAP xã An Bình, ông Đặng Trọng Quảng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) biểu dương Hội Nông dân xã An Bình trong việc triển khai thành lập chi hội nghề nghiệp. 

 

Hội Nông dân xã An Bình đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia vào mô hình trồng tiêu sạch đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây là chi hội nghề nghiệp thứ 3 của huyện Phú Giáo được thành lập theo đề án xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

 

Việc xây dựng các chi hội nghề nghiệp nhằm góp phần đổi mới, đa dạng hóa mô hình tổ chức Hội Nông dân ở cơ sở theo hướng thực hiện hiệu quả.

 

Nguyễn Oanh - Danviet.

Trở lại      In      Số lần xem: 428

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD