Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  33
 Số lượt truy cập :  33261043
Bón kẽm qua lá làm tăng hàm lượng kẽm trong hạt lúa mì lên đến 50%

Một nhóm nghiên cứu từ Khoa Nông học tại Đại học Cordoba (UCO) thông qua các thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong tám mùa vụ canh tác nông nghiệp, đã chứng minh bón kẽm qua lá làm tăng hàm lượng kẽm trong lúa mì nhiều hơn so với bón kẽm vào đất. Thiếu vi chất dinh dưỡng gây ra các vấn đề sức khỏe cho một phần ba dân số thế giới.

Các nhà nghiên cứu Antonio Sánchez, María del Carmen del Campillo và Vidal Barron thăm ruộng nghiên cứu. Ảnh: Đại học Cordoba.

 

Một nhóm nghiên cứu từ Khoa Nông học tại Đại học Cordoba (UCO) thông qua các thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong tám mùa vụ canh tác nông nghiệp, đã chứng minh bón kẽm qua lá làm tăng hàm lượng kẽm trong lúa mì nhiều hơn so với bón kẽm vào đất.

 

Thiếu vi chất dinh dưỡng gây ra các vấn đề sức khỏe cho một phần ba dân số thế giới. Trên toàn thế giới, tình trạng thiếu kẽm đang là vấn đề nghiêm trọng ở các vùng nông thôn của các nước đang phát triển, nơi mà chế độ ăn phần lớn chỉ giới hạn ở các sản phẩm rau màu được trồng trên đất có dinh dưỡng hữu dụng thấp. Tăng cường vi chất bằng sinh học (Biofortification), quá trình làm tăng giá trị dinh dưỡng bằng cách tăng hàm lượng vitamin và khoáng chất của cây trồng, là một biện pháp khắc phục vấn đề này.

 

Nhóm nghiên cứu Thổ nhưỡng học (the Edaphology Unit) của Trung tâm Xuất sắc María de Maeztu thuộc Khoa Nông học tại Đại học Cordoba (DAUCO), đứng đầu là nhà nghiên cứu Antonio R. Sánchez Rodríguez, đã dành tám năm để tìm cách tăng cường hàm lượng kẽm cho lúa mì trồng trên đất đá vôi (calcareous soils) ở miền Nam Tây Ban Nha.

 

Từ năm 2012-2019, nhóm nghiên cứu này đã bằng các phương pháp khác nhau thí nghiệm làm tăng vi chất bằng sinh học lúa mì trong 11 thí nghiệm ngoài đồng trên đất thiếu kẽm. Đánh giá ảnh hưởng việc bón các liều lượng phân bón khác nhau cho đất đá vôi này (lên đến 10 kg/ha), bón các liều lượng kẽm khác nhau bằng cách phun lên cây ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

 

Nhà nghiên cứu cho biết, trong khi bón vào đất không hiệu quả lắm, thì bón kẽm qua lá được chứng minh là chiến lược hiệu quả để tăng hàm lượng kẽm trong cây, làm tăng lượng kẽm trong hạt ngũ cốc lên đến 50%. Bón qua lá có hiệu quả hơn nhiều, vì chỉ cần một phần mười lượng bón vào đất (1,28 kg/ha) đã thu được kết quả tốt hơn.

 

Với các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của lúa mì, việc bón trực tiếp này cho cây trồng có hiệu quả hơn sau khi bắt đầu tăng trưởng hoặc vào thời điểm ra hoa.

 

Chính vì vậy, việc cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây trồng qua lá chứ không phải là dinh dưỡng từ đất đã được chứng minh là một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề thiếu kẽm trong đất đá vôi trong ngắn hạn. Ngoài ra, nếu tại một thời điểm nào đó lúa mì được mua dựa trên hàm lượng dinh dưỡng của nó, người trồng có thể thấy được lợi nhuận của họ tăng lên.

 

Giải pháp này “rất có giá trị đối với những nơi không có nguồn kẽm khác trong khẩu phần ăn, mặc dù nó đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật khác”, Sánchez lưu ý.

 

Dự đoán năng suất lúa mì sau khi bón phân có kẽm

 

Trong dự án này, nhóm nghiên cứu cũng tìm kiếm một chỉ số trong đất (soil indicator) có thể giúp dự đoán hàm lượng protein, gluten cao (durum wheat) trong lúa mì và năng suất khi bón kẽm. Tuy nhiên, việc xác định các chỉ số này rất khó khăn trong điều kiện ngoài đồng ruộng và một chỉ số đơn giản thì không thể dự đoán được phản ứng này.

 

Mặc dù ở cấp độ phòng thí nghiệm, một số chỉ tiêu có thể được xác định, nhưng ở ngoài đồng ruộng nhiệm vụ này rất khó, vì nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như lượng mưa và yêu cầu nhiều năm nghiên cứu nữa.

 

Nguyễn Tiến Hải theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 276

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD