Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33261978
Cây có khả năng ra quyết định khi có sự cạnh tranh

Các nhà sinh học từ Đại học Tübingen đã chứng minh rằng cây trồng có thể lựa chọn các phản ứng cạnh tranh tùy theo tầm vóc và mật độ của đối thủ. Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu đến từ Viện Tiến hóa và Sinh thái cho thấy rằng, cây trồng có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của các cây láng giềng và có phản ứng phù hợp tối ưu đối với chúng.Động vật khi phải đối mặt với sự cạnh tranh đã được chứng minh là lựa chọn một cách tối ưu giữa các hành vi khác nhau, bao gồm đối đầu, tránh và chịu đựng, tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh của đối thủ so với của họ. 

Các nhà sinh học từ Đại học Tübingen đã chứng minh rằng cây trồng có thể lựa chọn các phản ứng cạnh tranh tùy theo tầm vóc và mật độ của đối thủ. Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu đến từ Viện Tiến hóa và Sinh thái cho thấy rằng, cây trồng có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của các cây láng giềng và có phản ứng phù hợp tối ưu đối với chúng.

 

plants.jpg 
Cây Potentilla reptans phát triển dưới thảm thực vật thưa thớt mô phỏng. Ảnh: Udi Segev

Động vật khi phải đối mặt với sự cạnh tranh đã được chứng minh là lựa chọn một cách tối ưu giữa các hành vi khác nhau, bao gồm đối đầu, tránh và chịu đựng, tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh của đối thủ so với của họ. Ví dụ, nếu đối thủ cạnh tranh lớn hơn hoặc mạnh hơn, thì động vật có khả năng "từ bỏ cuộc chiến" và chọn tránh mặt hoặc chịu đựng sự đối đầu.

Cây có thể phát hiện sự hiện diện của các loài thực vật cạnh tranh khác nhau thông qua các tín hiệu khác nhau, chẳng hạn như giảm số lượng ánh sáng hoặc tỷ số giữa bước sóng đỏ và xa đỏ (R: FR) xảy ra khi ánh sáng được lọc qua lá. Những gợi ý cạnh tranh này gợi ra hai loại phản ứng: kéo dài theo chiều dọc đối đầu, theo đó thực vật cố gắng mọc lên và che phủ hàng xóm của chúng; hoặc chấp nhập bóng mát, nghĩa là hoạt động trong điều kiện ánh sáng hạn chế. Một số cây trồng, như cây vô tính, có thể biểu hiện hành vi tránh né là loại phản ứng thứ ba: chúng phát triển xa láng giềng của mình. Michal Gruntman, tác giả chính của bài nghiên cứu, cho biết: "Ba phản ứng này của cây trồng đối với sự cạnh tranh nhẹ đã được ghi nhận trong tài liệu khoa học. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi muốn tìm hiểu liệu cây có thể lựa chọn giữa những phản ứng này để phù hợp với kích cỡ tương đối và mật độ của đối thủ hay không".

Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thực vật nhân bản Potentilla reptans trong một thiết lập thực nghiệm mô phỏng các thiết lập cạnh tranh ánh sáng khác nhau. Họ sử dụng các sọc dọc của các bộ lọc xanh trong suốt làm giảm lượng ánh sáng và tỷ lệ R: FR và do đó có thể cung cấp một sự mô phỏng thực tế về sự cạnh tranh ánh sáng. Bằng cách thay đổi chiều cao và mật độ của thảm thực vật mô phỏng, các nhà nghiên cứu có thể thiết lập các kịch bản cạnh tranh ánh sáng khác nhau ở thực vật.

Các kết quả chứng minh rằng Potentilla reptans thực sự có thể chọn phản ứng của nó đối với sự cạnh tranh một cách tối ưu. Khi cậy ở những nơi mô phỏng những người hàng xóm dày đặc, biểu thị cho những người cạnh tranh dày đặc đến nỗi không thể phát triển theo chiều ngang nhưng có thể phát triển cao lên theo chiều dọc thì Po-tentilla reptans cho thấy sự tăng trưởng theo chiều dọc đối đầu cao nhất. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khi những người hàng xóm dày đặc và cao lớn, không thể phát triển vượt bậc theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang, thì cây thể hiện hành vi chấp nhận bị che. Cuối cùng, ở bên dưới những người hàng xóm thưa thớt, chỉ có thể tránh được theo chiều dọc, thì cây thể hiện hành vi tránh phát triển hai bên.

Các phát hiện của nghiên cứu này cho thấy thực vật có thể đánh giá mật độ và khả năng cạnh tranh của các cây hàng xóm và điều chỉnh các phản ứng của chúng cho phù hợp.

Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới cho thấy khả năng của cây trong việc tích hợp thông tin phức tạp về môi trường của chúng và phản ứng lại theo cách tối ưu.

Thanh Vân - Dostdongnai, theo ScienceDaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 3051

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD