Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  33257989
Chú trọng vấn đề về giống trong sản xuất lúa tại các tỉnh, thành Nam bộ

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị, đối với cây lúa, cần tập trung cho nhóm giống chất lượng để xuất khẩu, nhất là các giống lúa đặc sản, lúa thơm là những đối tượng có phân khúc thị trường lớn. Đồng thời, các địa phương cần tập trung vào các kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để giảm giá thành sản xuất lúa.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị, đối với cây lúa, cần tập trung cho nhóm giống chất lượng để xuất khẩu, nhất là các giống lúa đặc sản, lúa thơm là những đối tượng có phân khúc thị trường lớn. Đồng thời, các địa phương cần tập trung vào các kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để giảm giá thành sản xuất lúa.

 

Ngày 1/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất cây trồng vụ Thu Đông, Mùa năm 2021 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021-2022 tại các tỉnh, thành phía Nam.

 

 Ảnh minh họa (Nguồn: BT)

 

Sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa cơ bản đạt các chỉ tiêu đề ra

 

Báo cáo tại Hội nghị, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, vụ Hè Thu 2021 toàn vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long diện tích lúa gieo sạ đạt 1.595,0 nghìn ha, giảm 15,2 nghìn ha; năng suất ước đạt 56,4 tạ/ha, tăng 1,0 tạ/ha và sản lượng 8.994 nghìn tấn, tăng 77,7 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước.

 

Bên cạnh đó, với vụ Thu Đông, các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 714,6 nghìn ha, đạt 102% kế hoạch và giảm 9,5 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt 56 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha và sản lượng ước đạt 4.005 nghìn tấn, giảm 22 nghìn tấn.

 

Vụ Thu Đông năm nay xuống giống chậm hơn vụ Thu Đông 2020 do ảnh hưởng dịch COVID-19, lúa Hè Thu thu hoạch kéo dài nên tỉnh An Giang giảm diện tích gieo sạ khoảng 10 nghìn ha và Sóc Trăng giảm khoảng 15 nghìn ha do cắt vụ Thu Đông để chuyển sang gieo sạ Đông Xuân sớm nhằm tránh hạn hán, xâm nhập mặn vào cuối mùa vụ.

 

Với vụ Mùa, toàn vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long diện tích lúa gieo sạ 258,6 nghìn ha, giảm 6,0 nghìn ha; năng suất ước đạt 49,7 tạ/ha, tăng 2,7 tạ/ha và sản lượng 1.286 nghìn tấn, tăng 43 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước.

 

Cục Trồng trọt cho biết, đối với vụ Thu Đông 2021, ngay từ đầu vụ, Cục đã phối hợp với Tổng Cục Thủy lợi và các địa phương theo dõi sát sao diễn biến của lũ, bão và tăng cường kiểm soát tình hình sản xuất lúa Hè Thu để có kế hoạch cụ thể.

 

Khi bố trí thời vụ cho lúa Thu Đông đã lưu ý đến thời điểm xuống giống chính vụ lúa Đông Xuân 2021 - 2022, căn cứ vào thời điểm xuống giống hàng năm, dự báo khả năng di trú của rầy nâu và khả năng xâm nhập mặn sớm. Khung thời vụ chung đề nghị trong toàn vùng: kết thúc xuống giống lúa Thu Đông vào ngày 30/8, tối đa là 10/9/2021.

 

Cùng với đó, việc sử dụng những giống lúa cho vụ Thu Đông được lưu ý về tính chống chịu với rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá, cháy bìa lá và giống có độ cứng cây để hạn chế đổ ngã. Từ vụ Hè Thu sang Thu Đông đã có thời gian giãn cách và làm đất, vệ sinh đồng ruộng thật tốt, tiêu hủy nguồn bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá,… Đánh giá chung của Cục Trồng trọt cho thấy, đến nay, sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa 2021 các tỉnh Nam bộ cơ bản đạt được các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

 

Cần chú trọng đến vấn đề về giống

 

Tại Hội nghị, Cục Trồng trọt cũng cho biết, vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất trồng trọt tại các tỉnh, thành Nam bộ trong thời gian qua. Cụ thể, tình hình tiêu thụ nông sản có thời điểm không thuận lợi do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giá bán thấp nên người dân không có lãi.

 

Một số địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra sâu sát nên vẫn còn diện tích lúa gieo sạ ngoài lịch, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại. Lượng giống gieo sạ có giảm nhưng chưa nhiều (trên 120-150kg/ha).

 

Các tiến bộ kỹ thuật canh tác để giảm giá thành sản xuất lúa chưa được đẩy mạnh áp dụng. Đồng thời, việc nhân rộng các cánh đồng lớn theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản còn chậm, tỷ lệ thực hiện còn thấp so với diện tích gieo trồng. Tổ chức đại diện cho nông dân như: Hợp tác xã, Tổ hợp tác, vốn và năng lực còn hạn chế, thiếu sự chủ động tìm liên kết tiêu thụ đầu ra nên nên việc ký kết hợp đồng liên kết sản xuất theo chuỗi gặp trở ngại khi mở rộng diện tích và tiêu thụ.

 

Với một số mô hình trình diễn sản xuất ứng dụng công nghệ cao bước đầu thực hiện có hiệu quả nhưng khi nhân rộng gặp khó khăn về vốn đối ứng của người dân do thiếu vốn. Chi phí cấp giấy chứng nhận GAP khá cao, thời gian tái chứng nhận ngắn làm cho nhiều hợp tác xã ngại tái chứng nhận khi không có sự hỗ trợ của nhà nước. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

 

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho rằng, hiện nay, vấn đề sử dụng giống lúa trên 1 đơn vị diện tích vẫn rất cao, trong đó, tỷ lệ gần 20% sử dụng lúa ăn để làm giống, gây lãng phí và ảnh hưởng đến năng suất, giá thành.

 

Đồng thời, về vấn đề liên kết, hỗ trợ nông dân, ông Báo cho rằng, còn rất nhiều vấn đề gặp khó khăn, do vậy, cần có hội nghị riêng về vấn đề này, để có những định hướng rõ về chính sách và mối liên hệ trong chuỗi sản xuất này, nếu không vẫn mãi trong vòng luẩn quẩn.

 

Trên cơ sở đó, ông Trần Mạnh Báo đề nghị, với tình hình hiện nay, phải chung sống cùng với dịch COVID-19, do vậy, nếu không có sự thống nhất chung trong cả nước mà mỗi tỉnh thực hiện một kiểu thì sẽ rất phức tạp. Riêng vấn đề sản xuất nông nghiệp có rất nhiều tính đặc thù, do đó, kiến nghị cần có chính sách riêng cho khối nông nghiệp.

 

Ông Báo cũng cho rằng, giống cho vụ Đông Xuân của Đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, quản lý hệ thống giống của chúng ta còn nhiều bất cập. Do đó, làm thế nào phải có chương trình cho riêng Đồng bằng sông Cửu Long về giống lúa, cây ăn quả…Bởi đây là vùng có thế mạnh của chúng ta trong khối ASEAN.

 

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị, đối với cây lúa, cần tập trung cho nhóm giống chất lượng để xuất khẩu, nhất là các giống lúa đặc sản, lúa thơm là những đối tượng có phân khúc thị trường lớn.

 

Trong năm nay, tháng 8 xuất khẩu nông sản giảm nhiều, nguyên nhân do COVID-19 làm đứt gãy nhiều công đoạn. Trong tháng 9 xuất khẩu đã có sự phục hồi, trong đó có nhiều nhóm ngành hàng thuộc ngành trồng trọt tăng. Thứ trưởng kỳ vọng trong 3 tháng cuối năm, giá trị xuất khẩu sẽ có những diễn biến tốt hơn để đạt được mục tiêu xuất khẩu đã đề ra. Do đó, về vấn đề về giống, Thứ trưởng cho rằng, cần tính toán ngay từ bây giờ.

 

Với các diện tích ven biển, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, cần ưu tiên cho nhóm giống ngắn ngày, có chất lượng để thu hoạch sớm. Đồng thời, các địa phương cần tập trung vào các kỹ thuật canh tác để giảm chi phí sản xuất lúa, từ đó, giảm giá thành sản xuất. Trong sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng tương tự, cần sử dụng đúng cách, đúng đối tượng làm sao để giảm được giá thành. “Con đường để lúa gạo cạnh tranh đó là giảm giá thành, nâng cao chất lượng, còn năng suất không thể tăng mãi được” – Thứ trưởng Doanh nhấn mạnh.

 

Đối với cây ăn quả, để tránh ảnh hưởng của hạn, mặn, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, không có cách nào khác ngoài việc chủ động tích trữ nước, nhất là trong các vườn cây hoặc có rãnh, mương để tích trữ nước hoặc có ao trữ nước. Các địa phương cần chủ động trong vấn đề này.

 

Đối với một số ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao như điều, sắn, Thứ trưởng cho rằng các tỉnh cần tập trung chăm sóc cho các loại cây này, chú ý vấn đề thời tiết, dịch bệnh gây hại ảnh hưởng đến năng suất.

 

Ngoài ra, về vấn đề mã số vùng trồng, Thứ trưởng Doanh cho rằng, dứt khoát phải hình thành mã số vùng trồng để không chỉ phục vụ cho xuất khẩu mà còn cho thị trường trong nước. Đồng thời, đề nghị các đơn vị liên quan, các địa phương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vật tư để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất trồng trọt./.

 

BT - ĐCSVN

Trở lại      In      Số lần xem: 150

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD