Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  32990107
Con người chỉ chiếm 0,01% sự sống trên Trái Đất

Con người chỉ chiếm 0,01% sự sống trên Trái Đất nhưng đã tiêu diệt 85% động vật có vú hoang dã trong tự nhiên. Trong một nhiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ vào tháng 4/2018, các nhà khoa học phát hiện con người chỉ chiếm khoảng 0,01% sinh khối của tất cả sinh vật trên Trái Đất. Nhưng con người là loài thống trị, đã xoá sổ hầu hết sự sống khác.

Con người chỉ chiếm 0,01% sự sống trên Trái Đất nhưng đã tiêu diệt 85% động vật có vú hoang dã trong tự nhiên.

Trong một nhiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ vào tháng 4/2018, các nhà khoa học phát hiện con người chỉ chiếm khoảng 0,01% sinh khối của tất cả sinh vật trên Trái Đất. Nhưng con người là loài thống trị, đã xoá sổ hầu hết sự sống khác.
 
 
Tổng sinh khối của con người chiếm khoảng 0,01% so với tất cả sinh vật sống trên Trái Đất. Ảnh: AP.
Tổng sinh khối của con người chiếm khoảng 0,01% so với tất cả sinh vật sống trên Trái Đất. Ảnh: AP.
 
"Tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp con người có một góc nhìn về vai trò chi phối của họ đối với sự sống trên Trái Đất", Ron Milo, tác giả chính của nghiên cứu tại Viện Khoa học Weizmann (Israel), cho biết.
 
Milo và cộng sự đã dành ba năm để tìm kiếm các tài liệu khoa học về sinh khối của Trái Đất nhằm đưa ra ước tính cập nhật và toàn diện nhất về khối lượng của tất cả sinh vật sống. Nhóm nghiên cứu khảo sát hàm lượng carbon mà không tính đến khối lượng nước khác nhau của các loài động vật, thực vật và những dạng sống khác.
 
Kết quả cho thấy, tổng sinh khối của Trái Đất khoảng 550 giga tấn carbon (Gt C), 80% trong số đó (450 Gt C) được tạo ra bởi thực vật. Vi khuẩn xếp ở vị trí thứ hai chiếm 15% (70 Gt C). Nấm xếp ở vị trí thứ ba với 12 Gt C, lớn gấp sáu lần tất cả đời sống động vật trên hành tinh. Đứng ở hai vị trí tiếp theo là vi khuẩn cổ (7 Gt C) và sinh vật đơn bào (4 Gt C).
 
Sinh khối của con người chỉ khoảng 0,06 Gt C, lớn gấp gần 10 lần so với động vật có vú hoang dã (0,007 Gt C).
 
Nhóm nghiên cứu thừa nhận, rất khó để ước lượng chính xác sinh khối của các loài động vật xuất hiện trước con người. Các phân tích của họ cho thấy, nền văn minh con người đã làm giảm tổng sinh khối của động vật có vú hoang dã khoảng 85%, cũng như làm giảm một nửa sinh khối thực vật.
 
Điều này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ sinh quyển, dẫn đến một tình huống mà các nhà khoa học nhận định rằng: "Chúng ta đang ở giữa một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt mà gần như chưa có tiền lệ".
 
Trở lại      In      Số lần xem: 526

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD