Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  33259496
Công nghệ nông nghiệp (Agtech)

Cho tới gần đây, thuật ngữ “Agtech - công nghệ nông nghiệp” được sử dụng đề cập đến các loại thiết bị nặng chứ không phải phần mềm. Nhưng số hóa đang nhanh chóng biến đổi mọi khía cạnh của ngành nông nghiệp toàn cầu. Áp lực từ nhu cầu lương thực ngày càng tăng, đô thị hóa và khan hiếm nước sẽ tiếp tục mở ra những cơ hội đổi mới cho lĩnh vực nông nghiệp cũng như cho Agtech.

Cho tới gần đây, thuật ngữ “Agtech - công nghệ nông nghiệp” được sử dụng đề cập đến các loại thiết bị nặng chứ không phải phần mềm. Nhưng số hóa đang nhanh chóng biến đổi mọi khía cạnh của ngành nông nghiệp toàn cầu. Áp lực từ nhu cầu lương thực ngày càng tăng, đô thị hóa và khan hiếm nước sẽ tiếp tục mở ra những cơ hội đổi mới cho lĩnh vực nông nghiệp cũng như cho Agtech.

 



Cuộc cách mạng nông nghiệp của thế kỷ 20 đã nuôi sống thành công hàng tỷ người. Ngày nay, nông nghiệp là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới. Nhưng năng xuất nông nghiệp đang chững lại ở nhiều nơi trên thế giới, thậm chí ngay cả khi sản lượng nông nghiệp cần phải tăng tới 60% đến năm 2050 so với mức sản lượng của giai đoạn từ 2005-2007, để đáp ứng với nhu cầu dinh dưỡng của dân số toàn cầu tăng từ 7,6 tỷ lên 9,7 tỷ người. Bên cạnh đó, phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp cũng đang tăng lên, thực phẩm bị lãng phí nhiều hơn, nguồn cung đất trồng trọt không tăng, còn nguồn nước ngọt sẽ phải đối mặt với mức thiếu hụt tới 40% vào năm 2030.

Tuy vậy, những thách thức này cũng đồng thời mở ra cơ hội kinh doanh cho những phương thức mới để sản xuất, cung cấp và lưu trữ thực phẩm một cách bền vững và sáng tạo. Xu hướng số hóa ngày càng tăng, đặc biệt được thúc đẩy bởi các công ty khởi nghiệp, sẽ thúc đẩy tiến bộ và đảm bảo ngành nông nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong thế kỷ 21.

Báo cáo Phát triển Thế giới Nước của Liên hiệp Quốc coi “Công nghệ nông nghiệp (Agtech) là các phương thức thực hành, công cụ hoặc quy trình xử lý ở nông trại theo hướng khoa học bao gồm cây trồng biến đổi sinh học / biến đổi gen, nhân giống độc quyền, nông nghiệp GPS / chính xác, thiết bị cải tiến và quản lý nước, các phương thức thực hành quản lý tốt nhất dựa trên bảo tồn, sản xuất thực phẩm và các tiến bộ liên quan”. Theo báo cáo này, Agtech bao gồm, nhưng không giới hạn ở khoa học sinh học nông nghiệp, nông nghiệp dữ liệu, tự động hóa và robot, chuỗi cung ứng và logistics, chế biến nông nghiệp, thực phẩm và thịt nhân tạo, canh tác khép kín.

Đầu tư vốn mạo hiểm vào Công nghệ nông nghiệp (Agtech) đã tăng gấp bốn lần trong giai đoạn 2014 đến 2017, từ 185 triệu USD lên 877 triệu USD. Tuy vậy, con số này mới chỉ chiếm một phần trăm tổng đầu tư vốn mạo hiểm năm 2017. Điều đó có nghĩa là công nghệ nông nghiệp là lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng. Các nhà hoạch định chính sách giữ vai trò rất lớn trong việc phát triển tiểu ngành Agtech, sửa đổi các chính sách theo nhu cầu địa phương hóa, kết nối nông dân với các nhà đổi mới và cung cấp hỗ trợ cơ sở hạ tầng hữu hình và vô hình.

Những động lực và xu hướng chính

Số người trên thế giới làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp rất lớn, nhưng lĩnh vực này lại chỉ đóng góp 3,8% vào giá trị gia tăng toàn cầu (tính theo GDP). Từ giữa thế kỷ trước, năng suất nông nghiệp đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên nông nghiệp vẫn đóng góp ít hơn so với các ngành khác. Nông nghiệp đã bị tụt hậu so với các ngành công nghiệp khác về số hóa và đổi mới. Theo Chỉ số Số hóa Công nghiệp của Viện toàn cầu McKinsey, trong số các ngành công nghiệp lớn, nông nghiệp là một trong những ngành ít số hóa nhất.

Xét quy mô của ngành nông nghiệp, thu nhập ròng nông hộ toàn cầu (net farm income) là 120 tỷ USD và tài sản nông nghiệp trị giá khoảng 2 nghìn tỷ USD - đó chính là cơ hội lớn đối với đầu tư vào số hóa và tự động hóa nông nghiệp.

Các công ty đang tăng cường hoạt động trong lĩnh vực Agtech. Việc startup Climate Corp được mua lại với giá 930 triệu USD trong năm 2013 đã mở ra xu hướng các công ty nông nghiệp đầu tư vào các startup Agtech. Mặc dù sau đó vẫn chưa có thêm một khoản đầu tư nào khủng như vậy, nhưng chắc chắn vốn đầu tư mạo hiểm của công ty (CVC) rót vào các công ty khởi nghiệp Agtech đang tăng lên. Theo PitchBook, luồng CVC đã tăng từ dưới 100 triệu USD năm 2013 lên hơn 600 triệu USD trong năm 2017 (tháng 1 tới tháng 11). Số lượng giao dịch tăng theo hệ số năm trong cùng khung thời gian, đạt 30 giao dịch vào năm 2017 (Tháng 1 - tháng 11). Theo CB Insights, các tập đoàn khủng đầu tư vào Agtech cũng tăng mạnh, từ hai tập đoàn năm 2013 tăng lên 20 vào năm 2016 rồi tăng lên 32 vào năm 2017. Hai tập đoàn lớn như Monsanto và Syngenta đều rót vốn đầu tư mạo hiểm vào các công ty Agtech. Từ năm 2012 đến 2016, hai tập đoàn này là một trong những nhà đầu tư mạo hiểm tích cực nhất (xếp thứ 2 và 4 tương ứng về số lượng đầu tư). Các tập đoàn cũng nỗ lực phát triển mối quan hệ với các chương trình gia tốc tập trung vào Agtech, với hy vọng tiếp cận các startup giai đoạn đầu.

Không chỉ vậy, các công ty nông nghiệp truyền thống, ngoài các khoản đầu tư vào Agtech, cũng tích cực đầu tư vào các startup tập trung vào khoa học dữ liệu, công nghệ sinh học, phân tích, AI, IoT, v.v..., những lĩnh vực khoa học có thể có nhiều ứng dụng trong hoạt động nông nghiệp.

Canh tác IoT và cuộc cách mạng 5G

Nông dân trên toàn thế giới ngày càng tăng cường truy cập vào điện thoại thông minh và internet. Những thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp từ nông dân, nhà sản xuất thiết bị và các công ty nông nghiệp khác đều đang triển khai các công nghệ dựa trên IoT và gặt hái được nhiều lợi ích. Kết nối 5G có thể mang lại cho các khu vực nông thôn internet tốc độ cao, đáng tin cậy, tạo điều kiện sử dụng các ứng dụng và quản lý dữ liệu của Canh tác thông minh kết nối Internet vạn vật (Smart Farming IoT). Canh tác thông minh IoT sẽ có nhiều ứng dụng ở rất nhiều các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, giải quyết nhiều vấn đề mà ngành công nghiệp phải đối mặt. Các ứng dụng tiềm năng sẽ bao gồm quản lý nước, cung cấp phân bón theo nước tưới (fertigation), giao tiếp cây trồng, giám sát mức độ trưởng thành và an toàn của vật nuôi, giám sát cây trồng trên không, và gieo mạ, gieo hạt và phun thuốc.

Nhu cầu địa phương thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các cụm Agtech

Nông nghiệp là một ngành kinh doanh phân khúc. Nó có thể được phân đoạn theo các đặc điểm khác nhau, những đặc điểm này chỉ duy nhất ở những khu vực và điều kiện địa lý nhất định. Nông nghiệp còn có thể được phân chia theo loại hình sở hữu đất: lớn, vừa, nhỏ; theo loại đất canh tác; theo loại cây trồng; theo loại khả năng tưới tiêu v.v... Các doanh nhân có thể không đưa ra được các giải pháp cho các loại hình sở hữu đất hay cây trồng khác nhau hoặc một số yếu tố khác, và sẽ phải điều chỉnh các giải pháp của họ dựa trên nhu cầu và yêu cầu của địa phương. Phát triển mô hình FaaS (Farming-as-a-service: Nông nghiệp dịch vụ) ở các quốc gia có diện tích đất rất nhỏ như Ấn Độ là một ví dụ như vậy. Tại Ấn Độ, các startup FaaS được nhận đầu tư và hỗ trợ đáng kể từ nhiều thành phần khác nhau bao gồm cả chính phủ và doanh nghiệp. Theo báo cáo của công ty tư vấn Bain & Co, các khoản đầu tư mạo hiểm vào FaaS của Ấn Độ đã tăng gần 5,5 lần từ 2013-2016. Phần lớn các giải pháp FaaS này là các giải pháp quản lý trang trại, vốn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thị trường phát triển với mức độ cơ giới hóa cao.

Đổi mới trong chuỗi cung ứng

Theo FAO, khoảng 33% lượng thực phẩm sản xuất cho tiêu dùng của con người bị lãng phí trên toàn cầu. Tổng chi phí cho số thực phẩm bị lãng phí này trị giá gần 1 tỷ USD. Mặc dù vậy, hầu hết các nghiên cứu trong nông nghiệp chỉ hướng tới việc tăng năng suất cây trồng chứ không hướng tới chuỗi cung ứng. Theo Deloitte, có thể tiết kiệm được 2/3 trong số 33% lượng lương thực bị phí phạm nêu trên thông qua các chuỗi cung ứng hiệu quả và đáng tin cậy hơn. Chuỗi cung ứng chính là cơ hội lớn để các startup Agtech khai thác và đóng góp vào nông nghiệp và nền kinh tế toàn cầu. Điều chỉnh các chuỗi cung ứng bằng cách tăng hiệu suất thông qua tiếp thị nông trại trực tiếp (nông trại trực tiếp đến người tiêu dùng), công nghệ giảm thải và các công nghệ khác có thể giúp các startup đưa ra các giải pháp hữu ích và bền vững.

Kỹ thuật tài chính trong nông nghiệp

Ngành công nghiệp dịch vụ tài chính có vai trò rất quan trọng trong nông nghiệp tương lai và trong tương lai chúng ta sẽ chứng kiến sự đổi mới trong cả hai lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ tài chính. Ví dụ, bảo hiểm nông nghiệp là một ngành công nghiệp trị giá 11 tỷ USD và đang ngày càng xuất hiện nhiều công ty khởi nghiệp như Crop Pro - startup đã gọi vốn được 8 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp như Finistere Ventures và S2G Ventures và nhà cung cấp bảo hiểm GuideOne Insurance. Các dịch vụ thanh toán và ngân hàng như đánh giá tín dụng, định giá, thanh toán chuỗi cung ứng và dự báo kinh doanh hiện vẫn được thực hiện theo cách truyền thống nhưng sẽ là một cơ hội lớn để các công ty khởi nghiệp khai thác. Tương tự, Blockchain có thể giúp nông nghiệp trở nên minh bạch; thanh toán và tín dụng di động sẽ làm giảm chi phí giao dịch; và quản lý theo thời gian thực các giao dịch và tài chính chuỗi cung ứng.

Chuyển đổi hạn chế ở cấp độ hành động

Agtech đã bùng nổ về đầu tư và hỗ trợ của doanh nghiệp và chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình không khác nhiều so với những gì Agtech đã đạt được một vài năm trước đây. Bất chấp những nỗ lực cụ thể, ứng dụng công nghệ của nông dân vẫn thấp hơn nhiều so với mức kỳ vọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Phân phối các giải pháp Agtech là một trong những rào cản lớn. Những thành phần trong chuỗi cung ứng truyền thống rất bảo thủ và cứng nhắc trong việc giúp các công ty khởi nghiệp đưa các giải pháp này tới nông dân. Các doanh nhân đang phát triển các giải pháp cho nông dân nhưng lại không có mối liên kết chặt chẽ để thông qua đó có thể tiếp cận tới nông dân trên diện rộng. Các giải pháp Agtech rất khác với các giải pháp công nghệ khác ví như các phần mềm vốn không có chuỗi phân phối và do đó các startup Agtech phải cần tới những người trong chuỗi phân phối để hiểu về nông dân và có thể nắm bắt những vấn đề của họ.

Ở cấp độ người nông dân, rất nhiều nông dân gặp khó khăn khi tìm hiểu về công nghệ và phần mềm. Không phải mọi người nông dân, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đều có kiến thức công nghệ và do đó họ phải đối mặt với những khó khăn khi sử dụng các giải pháp do các công ty Agtech cung cấp. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi công nghệ đã được cài đặt và nhúng nhưng vẫn không được người nông dân sử dụng hoàn toàn.
 
NASATI, theo Technologies for Adaptation in the Agriculture sector. UN.
Trở lại      In      Số lần xem: 655

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD