Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33261631
Giá thực phẩm thế giới tăng trở lại trong tháng 8/2021

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), giá thực phẩm thế giới phục hồi nhanh chóng trong tháng 8 sau hai tháng giảm liên tiếp, dẫn đầu là giá đường, lúa mì và dầu thực vật tăng mạnh.Chỉ số giá lương thực FAO đạt trung bình 127,4 điểm trong tháng 8, tăng 3,1% so với tháng 7 và tăng 32,9% so với cùng tháng năm 2020. Chỉ số này theo dõi những thay đổi hàng tháng về giá quốc tế của các mặt hàng thực phẩm được giao dịch phổ biến.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), giá thực phẩm thế giới phục hồi nhanh chóng trong tháng 8 sau hai tháng giảm liên tiếp, dẫn đầu là giá đường, lúa mì và dầu thực vật tăng mạnh.

 

 


Chỉ số giá lương thực FAO đạt trung bình 127,4 điểm trong tháng 8, tăng 3,1% so với tháng 7 và tăng 32,9% so với cùng tháng năm 2020. Chỉ số này theo dõi những thay đổi hàng tháng về giá quốc tế của các mặt hàng thực phẩm được giao dịch phổ biến.

 

Trong đó, Chỉ số giá đường tăng 9,6% so với tháng 7 do lo ngại về sương giá gây hại cho mùa màng ở Braxin, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Sự gia tăng này bị hạn chế bởi triển vọng sản xuất tích cực ở Ấn Độ và Liên minh châu Âu cũng như giá dầu thô giảm và đồng real Braxin suy yếu.

 

Chỉ số giá dầu thực vật đã tăng 6,7% trong tháng 8, với giá dầu cọ trở lại mức cao nhất trong lịch sử do những lo ngại kéo dài về sản lượng dưới mức tiềm năng, dẫn đến giảm hàng tồn kho ở Malaysia. Giá dầu hạt cải và dầu hướng dương cũng tăng.

 

Chỉ số giá ngũ cốc trong tháng 8 cao hơn trung bình 3,4% so với tháng 7. Giá lúa mì thế giới tăng 8,8% do kỳ vọng thu hoạch giảm ở một số nước xuất khẩu lớn. Ngược lại, giá ngô giảm 0,9% do triển vọng sản xuất ở Achentina được cải thiện, Liên minh châu Âu và Ucraina điều chỉnh dự báo giảm sản lượng ở Braxin và Hoa Kỳ. Giá gạo thế giới tiếp tục đi xuống.

 

Chỉ số giá thịt tăng nhẹ trong tháng 8 do lượng mua mạnh từ Trung Quốc đã hỗ trợ giá thịt lợn và thịt bò cũng như nhu cầu nhập khẩu ổn định từ Đông Á và Trung Đông làm tăng giá gia cầm. Ngược lại, giá thịt lợn lại giảm do lượng mua của Trung Quốc tiếp tục giảm và nhu cầu nội địa yếu ở châu Âu.

 

Chỉ số giá sữa đã giảm nhẹ so với tháng 7 do báo giá đối với bột sữa giảm trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu toàn cầu yếu và khả năng xuất khẩu tăng theo mùa ở Châu Đại Dương, nhiều hơn là bù đắp cho giá bơ và pho mát tăng.

 

MH - Mard, theo FAO

Trở lại      In      Số lần xem: 187

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD