Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33263834
Giải bài toán liên kết trong nông nghiệp ĐBSCL

“Nghèo”, “lạc hậu” và “giải cứu” là những cụm từ đã không ít lần xuất hiện mỗi khi nhắc đến nông nghiệp, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Và bài toán để giải quyết câu chuyện đó được nhắc đến là phải “liên kết”. Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ ABCD Mêkông, cho biết câu chuyện liên kết vùng của ĐBSCL đã được nói đến rất nhiều, nhưng cách đặt vấn đề chỉ mới dừng lại ở lý thuyết và nghị quyết, trong khi đích đến là phải liên kết được “những chủ thể thật sự” để tạo ra được một giá trị cho ĐBSCL.

Câu chuyện liên kết để hóa giải “nghèo, lạc hậu và giải cứu” một lần nữa đã được mổ xẻ tại diễn đàn Mêkông Connect 2019 có chủ đề “Liên kết chuỗi giá trị đồng bằng - tăng cường hội nhập thị trường”. Cần làm gì để chuỗi liên kết này thành công?

 

Các đại biểu thảo luận tại diễn đàn Mêkông Connect 2019. Ảnh: Trung Chánh.

 

“Nghèo”, “lạc hậu” và “giải cứu” là những cụm từ đã không ít lần xuất hiện mỗi khi nhắc đến nông nghiệp, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Và bài toán để giải quyết câu chuyện đó được nhắc đến là phải “liên kết”.

 

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ ABCD Mêkông, cho biết câu chuyện liên kết vùng của ĐBSCL đã được nói đến rất nhiều, nhưng cách đặt vấn đề chỉ mới dừng lại ở lý thuyết và nghị quyết, trong khi đích đến là phải liên kết được “những chủ thể thật sự” để tạo ra được một giá trị cho ĐBSCL.

 

Vậy chủ thể tạo ra giá trị trong liên kết là ai? Ông Hoan nhấn mạnh, đó là doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề của ĐBSCL. Nhưng chủ thể này phải ngồi lại cùng người sản xuất, bà con nông dân - những người có tiếng nói và vào cuộc thật sự, để cùng bàn bạc thì mới mong giải quyết thành công được chuỗi liên kết, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào.

 

Theo ông Hoan, Việt Nam đang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường - vốn luôn biến động, trong khi doanh nghiệp chính là chủ thể đón nhận tốt nhất những tín hiệu của thị trường trong từng chuỗi ngành hàng nên họ sẽ dẫn dắt “cuộc chơi” này.

 

Mặt khác, ông Hoan cho rằng mục đích cuối cùng của liên kết là tạo ra chuỗi giá trị của ngành hàng. Bởi, buôn bán hiện nay không thể như cách đã làm trong quá khứ, tức đem từng “thúng” xoài hay những “cần xé” nông sản là có thể bán được, mà phải tạo ra chuỗi giá trị có chất lượng, sức cạnh tranh cao. Ông nhấn mạnh, chuỗi giá trị này phải từ hoạt động giống, quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiếp thị...

 

“Ai sẽ là người cầm trịch chuỗi đó?”, ông nêu câu hỏi và khẳng định chính doanh nghiệp sẽ dẫn dắt chuỗi giá trị, từ sản xuất cho đến đầu ra là thị trường. “Tôi đã nhiều lần đưa ra ý tưởng làm sao để các doanh nghiệp phải cùng ngồi lại trong từng lĩnh vực ngành hàng để định hình sự phát triển từng ngành hàng có lợi thế phát triển của ĐBSCL”, ông nói rằng chỉ khi đó thì chuỗi liên kết mới phát triển thành công, bền vững.

 

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân cần phải thể hiện trách nhiệm của nhau. Trong đó, doanh nghiệp phải bao tiêu giá chuẩn, có hỗ trợ về mặt kỹ thuật để nông dân sản xuất đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Nông dân phải đảm bảo uy tín, không được thấy doanh nghiệp này trả giá cao hơn thì “bẻ kèo” doanh nghiệp kia. “Muốn liên kết bền vững phải thể hiện trách nhiệm của từng tác nhân trong chuỗi, phải sòng phẳng”, ông Toản nói.

 

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinamit, nói đến việc phải tìm con đường phát triển các sản phẩm hữu cơ. Sản phẩm hữu cơ đang được nhiều người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng.

 

Tuy nhiên, để khai thác tốt thị trường xuất khẩu thông qua các ưu đãi thuế quan khi Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới thì vấn đề cốt lõi cần phải tuân thủ là quy tắc xuất xứ.

 

Bà Bùi Kim Thùy, đại diện tại Việt Nam của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN nói: “Các sản phẩm nông nghiệp muốn tận dụng được những cơ hội ưu đãi về thuế quan bắt buộc phải đáp ứng các quy tắc xuất xứ và điều này tùy thuộc vào mỗi hiệp định, mỗi sản phẩm nông nghiệp mà có quy định xuất xứ riêng”.

 

Về việc này, theo ông Hoan cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin vì hiệp định thế hệ mới khác hiệp định thế hệ cũ ở chỗ không chỉ quy định về thương mại, về đầu tư mà còn đưa ra những quy định xưa nay ít được đề cập như vấn đề môi trường, xã hội, sở hữu trí tuệ, đối xử với người lao động... “Doanh nghiệp chúng ta rồi cũng sẽ thích ứng, nhưng nếu chúng ta cùng ngồi lại với người sản xuất, với từng ngành hàng, với chính quyền, thì quá trình này sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh hơn”, ông nói.

 

Khi bài toán liên kết được giải quyết, đầu ra được thuận lợi, tức sản phẩm của người nông dân được tiêu thụ tốt cũng đồng nghĩa đời sống của họ sẽ được nâng lên. Khi đó, câu chuyện “nghèo, lạc hậu và giải cứu” cũng sẽ được hóa giải. 

Diễn đàn Mêkông Connect 2019 do mạng lưới liên kết vùng ABCD Mêkông (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu tổ chức, diễn ra vào ngày 7-11 tại Cần Thơ. Diễn đàn thu hút hơn 500 đại biểu trong nước và quốc tế, tập trung bàn sâu chủ đề “Liên kết chuỗi giá trị đồng bằng - Tăng cường hội nhập thị trường”.

Huỳnh Lượng - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 711

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD