Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  32990423
Giảm trồng lúa thay bằng các cây trồng nhiều dưỡng chất hơn sẽ làm tăng nguồn cung thực phẩm cho Ấn Độ

Theo một nghiên cứu mới của Viện Khoa học dữ liệu tại Đại học Columbia thì Ấn Độ có khả năng làm tăng nguồn cung cấp lương thực một cách bền vững nếu nông dân Ấn Độ trồng lúa ít hơn và trồng nhiều hơn các loại cây trồng nhiều dinh dưỡng và thân thiện với môi trường như kê chân vịt (finger millet), kê lai (pearl millet) và lúa miến.

Một nghiên cứu mới cho thấy việc trồng kê và các loại ngũ cốc thô khác có thể cải thiện nguồn cung thực phẩm cho Ấn Độ. (Nguồn: ICRISAT via Flickr CC).

 

Theo một nghiên cứu mới của Viện Khoa học dữ liệu tại Đại học Columbia thì Ấn Độ có khả năng làm tăng nguồn cung cấp lương thực một cách bền vững nếu nông dân Ấn Độ trồng lúa ít hơn và trồng nhiều hơn các loại cây trồng nhiều dinh dưỡng và thân thiện với môi trường như kê chân vịt (finger millet), kê lai (pearl millet) và lúa miến.

 

Nghiên cứu, được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, cho thấy rằng đa dạng hóa sản xuất cây trồng ở Ấn Độ, trong trường hợp này thay thế cây lúa - cây trồng chính của Ấn Độ - bằng kê và lúa miến, sẽ tạo ra nguồn cung lương thực nhiều dưỡng chất cho quốc gia trong khi giảm nhu cầu tưới, sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính. Việc đa dạng hóa các loại cây trồng như vậy cũng sẽ làm tăng khả năng thích ứng với khí hậu của Ấn Độ mà không làm giảm sản lượng lương thực hoặc yêu cầu nhiều đất đai hơn.

 

Nhà khoa học dữ liệu môi trường tại Viện Khoa học dữ liệu thuộc Đại học Columbia và là tác giả chính của nghiên cứu, Kyle Davis nói “Để làm cho nông nghiệp bền vững hơn, điều quan trọng là chúng tôi nghĩ xa hơn không chỉ là cung cấp thực phẩm mà tìm các giải pháp có khả năng mang lại lợi ích về mặt dinh dưỡng cho người dân và môi trường. Nghiên cứu này cho thấy có những cơ hội thực sự để làm điều đó”.


Với gần 200 triệu người thiếu dinh dưỡng ở Ấn Độ cũng như cạn kiệt nguồn nước ngầm lan rộng và nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu, việc tăng nguồn cung ngũ cốc nhiều  dưỡng chất có lẽ là một phần quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thiếu lương thực của Ấn Độ, Davis nói.
 

Các biện pháp canh tác trong lịch sử, đặc biệt là Cách mạng xanh, đã thúc đẩy việc sử dụng các loại hạt giống năng suất cao, tưới nước, phân bón và máy móc và nhấn mạnh tối đa hóa việc sản lượng lương thực thực phẩm thường đánh đổi bằng thiệt hại về mặt dinh dưỡng cho con người và môi trường. Nhưng Davis đánh giá các cây trồng của Ấn Độ theo nhiều chỉ số. Ông và các học giả nghiên cứu đã đánh giá các quyết định sản xuất thay thế dựa trên nhiều mục tiêu bằng cách sử dụng việc sản xuất hạt ngũ cốc vào mùa mưa chủ yếu là lúa ở Ấn Độ như là trường hợp nghiên cứu (case study).
 

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một loạt các tối ưu hóa để tối đa hóa việc sản xuất các  dưỡng chất quan trọng trong chế độ ăn uống (ví dụ protein và sắt), giảm thiểu phát thải khí nhà kính và sử dụng tài nguyên (ví dụ nước và năng lượng) hoặc tối đa hóa khả năng thích ứng với khí hậu cực đoan. Họ phát hiện ra rằng việc trồng nhiều loại ngũ cốc như kê và lúa miến có thể cải thiện nguồn cung cấp thực phẩm quốc gia của Ấn Độ bằng rất nhiều cách. Bình quân, nó sẽ làm tăng protein từ 1-5%; tăng cung cấp sắt từ 5-49%; tăng khả năng thích ứng với khí hậu (giảm từ 1 đến 13% sản lượng lương thực bị mất trong thời gian hạn hán) và giảm phát thải khí nhà kính từ 2-13%. Việc đa dạng hóa cây trồng cũng sẽ làm giảm nhu cầu nước tưới từ 3-21% và giảm sử dụng năng lượng từ 2-12% trong khi vẫn duy trì sản lương lương thực và sử dụng cùng lượng đất trồng trọt.
 

Những phát hiện này cho thấy nhiều lợi ích tiềm năng của việc tăng sản xuất kê và lúa miến ở Ấn Độ, đặc biệt là ở các khu vực có năng suất lúa hiện đang thấp, Davis nói. “Công trình nghiên cứu này cung cấp bằng chứng quan trọng rằng nông nghiệp có thể là một công cụ mạnh mẽ giúp giải quyết nhiều thách thức quan trọng nhất của hành tinh chúng ta, bao gồm suy dinh dưỡng, biến đổi khí hậu và khan hiếm nước”.
 

Chính phủ Ấn Độ cũng đang thúc đẩy tăng sản lượng và tiêu thụ ngũ cốc nhiều dưỡng chất, điều này sẽ rất quan trọng đối với sinh kế và tăng khả năng chấp nhận canh tác của những người nông dân đối với các loại ngũ cốc này.

 

Nguyễn tiến Hải theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 561

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD