Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33252606
Hoán đổi nhiễm sắc thể là chìa khóa tạo ra những cây chuối khỏe mạnh, có tính kháng bệnh cao

Chuối là một trong những cây trồng quan trọng của vùng nhiệt đới, được vận chuyển cẩn thận qua những chặng đường xa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thế giới. Và ngày nay, hơn một nửa số chuối trên thế giới là dòng chuối đơn tính Cavendish, chúng đang trở nên nhạy cảm với nấm bệnh đe dọa, chẳng hạn như bệnh Panama – bệnh có sức tàn phá lớn. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học muốn hiểu những bí ẩn về hệ gien của cây chuối. Quả chuối Cavendish không có hạt, không sinh sản hữu tính (và do đó chúng giống hệt nhau về mặt di truyền), và có ba bộ nhiễm sắc thể (triploid – tam bội), khiến bộ gien của nó rất khó giải trình.

 

Chuối là một trong những cây trồng quan trọng của vùng nhiệt đới, được vận chuyển cẩn thận qua những chặng đường xa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thế giới.

 

Và ngày nay, hơn một nửa số chuối trên thế giới là dòng chuối đơn tính Cavendish, chúng đang trở nên nhạy cảm với nấm bệnh đe dọa, chẳng hạn như bệnh Panama – bệnh có sức tàn phá lớn.

Đó là lý do tại sao các nhà khoa học muốn hiểu những bí ẩn về hệ gien của cây chuối. Quả chuối Cavendish không có hạt, không sinh sản hữu tính (và do đó chúng giống hệt nhau về mặt di truyền), và có ba bộ nhiễm sắc thể (triploid – tam bội), khiến bộ gien của nó rất khó giải trình.

Chuối Cavendish bắt nguồn từ phân loài Musa acuminata phân tách sau khi bị phân lập về mặt địa lý tại các khu vực và các đảo khác nhau thuộc Đông Nam Á. Giống như các cây trồng được thuần hóa khác, người ta cho rằng sự di cư của con người đã dẫn đến sự xuất hiện của các phân loài và các dòng lai với hậu quả là giảm khả năng sinh sản, nhưng được đánh giá cao về độ ngon với hàm lượng thịt quả cao và ít hạt.

Một bộ gien tham chiếu của M. acuminata đã được nhóm của Angélique D'Hont hoàn thiện tại viện nghiên cứu CIRAD của Pháp và Trung tâm Giải trình gien quốc gia của Pháp vào năm 2012. Giờ đây, với các công cụ giải trình thế hệ tiếp theo, họ muốn khám phá bộ gien của cây chuối này với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ cho các chương trình gây giống tạo ra những cây chuối khỏe mạnh hơn, chống chịu bệnh tốt hơn.
Sử dụng đa dạng các công cụ giải trình và tin sinh học, công nghệ PCR và hình ảnh nhiễm sắc thể, lần đầu tiên họ đã xác định được một hoán đổi nhiễm sắc thể lớn liên quan đến hai vùng trên nhiễm sắc thể số 1 và 4, cho thấy rằng nó ngăn cản sự tái tổ hợp ADN của mình ở thế hệ con cháu.

Khi truy tìm hiện tượng kế thừa các cấu trúc này, họ nhận thấy rằng việc sắp xếp lại hoán đổi nhiễm sắc thể được ưu tiên truyền sang con cái.

Những phát hiện này rất quan trọng đối với nông nghiệp. Cấu trúc này của chuối đã được tìm thấy ở một nửa phân nhóm cây trồng thể tam bội (triploid) đã được thử nghiệm, làm nổi bật đóng góp về cấu trúc mới của nhiễm sắc thể trong cây chuối.

"Đáng chú ý là cấu trúc này đã được tìm thấy trong phân nhóm của chuối Cavendish, chiếm hơn một nửa sản lượng chuối toàn cầu", D'Hont nói.

“Đây là một nhân tố quan trọng trong việc giảm tính sinh sản và là nhân tố quan trọng trong cấu tạo của giống cây trồng thể tam bội (triploid) và ở cây chuối thuần. Thực tế là, hiện tượng tam bội là mức bội thể hiệu quả nhất đối với hoạt động trồng chuối trong nông nghiệp. Những đặc tính này đã tạo ra những cây khoẻ mạnh hơn, quả to hơn và không có tính sinh sản, khiến quả không có hạt".

Những phát hiện mới này có thể được sử dụng trong các chương trình gây giống chuối kháng bệnh Panama.
 
N.T.H. - Mard, Theo Sciencedaily
Trở lại      In      Số lần xem: 1022

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD