Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  32982486
Kết quả xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất giống cát huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

Trong những năm qua vùng đất giồng cát tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh bà con trong việc canh tác các cây rau màu, nông dân gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, bị thương lái ép giá khi thu mua, sản xuất được mùa thì mất giá, thiếu thông tin thị trường, thiếu việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ và sản xuất rau màu của nông dân chủ yếu là tự phát.

KS. Trần Tuấn Anh , TS. Nguyễn Công Thành, ThS. Phan Thị Phương Thảo và KS. Nguyễn Văn Mãnh

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

 

Trong những năm qua vùng đất giồng cát tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh bà con trong việc canh tác các cây rau màu, nông dân gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, bị thương lái ép giá khi thu mua, sản xuất được mùa thì mất giá, thiếu thông tin thị trường, thiếu việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ và sản xuất rau màu của nông dân chủ yếu là tự phát.

 

Trước tình hình khó khăn trên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS) thực hiện dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất giồng cát tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh theo hướng liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm”  nhằm giúp bà con tìm ra các loại cây thích hợp cho vùng đất giồng, hướng dẫn, tập huấn quy trình kỹ thuật cho bà con nông dân, tổ chức nông dân sản xuất theo hướng Tổ hợp tác và liên kết với công ty Viorsa từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

 

Sau hơn một năm nghiên cứu đặc tính vùng đất giồng cát cũng như khả năng thích nghi và hiệu quả của các cây trồng đưa vào chuyển đổi trên đất giồng cát, trên 2 xã Hưng Mỹ và Hòa Lợi, thuộc huyện Châu thành, tỉnh Trà Vinh. Trong tổng số 11 cây trồng đưa vào chuyển đổi, nhóm thực hiện đề tài nhận thấy vùng đất giồng cát canh tác cây đậu nành, cây bắp nếp và cây khoai môn cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó cây đậu nành là cây trồng mới với bà con nông dân trong vùng này, nhưng đã đem lại những hiệu quả kinh tế cao cho bà con, đầu tư thấp và dễ canh tác. Các cây đậu nành, khoai môn, bắp nếp đều được thực hiện theo hướng VietGAP. Nông dân được tổ chức thành 03 Tổ hợp tác sản xuất và được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn ghi chép sổ sách, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

 

Ngoài ra, dự án còn đầu tư cho 03 hộ nông dân với 500 cây măng tây giống để trồng thí điểm lấy kết quả nhân rộng. Vì măng tây là loại cây trồng mới, hiệu quả rất cao, có thời gian kinh doanh 8 – 10 năm, thích nghi trên vùng đất giồng cát có thoát nước tốt; nhưng nhược điểm là cây măng tây yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vốn lớn, thời gian cho thu hoạch khá dài nên rất khó chọn được nông dân chịu đầu tư vào sản xuất loại cậy trồng này.

 

Hình 1: Mô hình cây đậu nành trên đất giồng cát xã Hòa Lợi,  Châu Thành, Trà Vinh. Nguồn TS. Nguyễn Công Thành

 

Trong tổng số diện tích 12 ha xây dựng mô hình sản xuất 04 loại cây trồng theo VietGAP, Nhóm nông dân tham gia dự án được hỗ trợ 100% giống, 40% phân bón và được tập huấn, tư vấn kỹ thuật từ các chuyên gia và kỹ sư Viện IAS trong quá trình sản xuất. Riêng cây đậu nành, là cây triển vọng nhất trong các cây đưa vào chuyển đổi vụ Hè Thu năm 2016 đã thực hiện trồng thí nghiệm 1ha trên địa bàn 02 xã Hòa Lợi và Hưng Mỹ, với nguồn giống sử dụng là HLĐN 29 của Viện IAS. Toàn bộ sản phẩm mô hình đều được công ty Viorsa thu mua  bao tiêu cho bà con nông dân.

 

Các cây trồng như đậu nành, bắp nếp, khoai môn đã cho thu hoạch 2 vụ trong 2 năm liên tục từ vụHè Thu 2016. Trong vụ Đông Xuân 2016-2017, nhóm thực hiện đề tài tiếp tục phát triển mô hình VietGAP trên 04 cây trồng là đậu nành, bắp nếp, khoai môn và măng tây tại 02 xã Hòa Lợi và Hưng Mỹ. Tính toán hiệu quả kinh tế thể hiện trong các Bảng sau:

 

Bảng 1: Chi phí sản xuất các loại cây trồng có hiệu quả trên đất giồng cát so với cây lúa

STT

Loại cây trồng

Chi phí sản xuất/ha

 

 

Tổng chi

Lao động

Giống

Phân bón

Thuốc BVTV

1

Đậu nành

1.800.000

3.200.000

1.800.000

500.000

7.300.000

2

Bắp nếp

5.200.000

3.575.000

4.000.000

585.000

13.360.000

3

Khoai môn

5.700.000

2.300.000

2.500.000

500.000

11.000.000

4

Lúa

3.500.000

2.160.000

4.800.000

600.000

11.060.000

Hình 2, 3 : Ra hạt đậu nành bằng thủ công năm 2016 (bên trái) và bằng máy tuốt hạt năm 2017 (bên phải). Nguồn TS. Nguyễn Công Thành và Nguyễn Thị Loan

 

Bảng 2: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chuyển đổi trên đất giồng cát so với lúa

STT

Loại cây trồng

Năng suất

(Kg/ha)

Tổng thu

Tổng chi

Lợi nhuận

Hiệu quả đồng vốn

1

Đậu nành

2350

41.125.000

7.300.000

33.825.000

4,63

2

Bắp nếp

38000 trái

60.800.000

13.360.000

47.440.000

3,55

3

Khoai môn

1835

33.000.000

11.000.000

22.000.000

2,00

4

Lúa

6000

26.400.000

11.060.000

15.340.000

1,39

 

Kết quả trong 4 loại cây trồng triển vọng đưa vào chuyển đổi, cây đậu nành cho hiệu quả kinh tế trên 1 ha/vụ cao nhất, hiệu quả đồng vốn là 4,63 so với các cây trồng khác như bắp nếp (3,55); khoai môn (2,0); và cây lúa có hiệu quả đồng vốn thấp nhất (1,39).

 

Cây đậu nành năm đầu tiên đưa vảo chuyển đổi trên đất giống cát, dự án gặp nhiều khó khăn vì nông dân chưa quen với cây trồng, nên việc thu hoạch hầu hết bằng thủ công rất tốn kém chi phí. Sang năm thứ hai (ĐX 2016-2017) dự án huy động được máy nhai lúa phục vụ việc ra hạt đậu nành rất nhanh gọn và tiết kiệm công lao động nên nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, khi đã phát triển ra diện tích rộng hơn cần đầu tư thêm máy cắt cây đậu nành, hoặc có thể thêm máy gieo hạt, thì khả năng cơ giới hóa càng cao, càng giảm chi phí và tăng lợi nhuận cao hơn cho nông dân.

Trở lại      In      Số lần xem: 1680

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD