Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33261394
Kết quả xây dựng mô hình sản xuất thâm canh điều bền vững tại xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai niên vụ 2021-2022

Trong những năm gần đây do ảnh hưởng thời tiết, mưa trái mùa thất thường dẫn đến năng suất điều tại Đồng Nai sụt giảm, cùng với đó là giá các loại vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) tăng cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thu được từ trồng điều thấp hơn so với những năm trước.

Đinh Văn Cường, Đỗ Nhật Khánh

 

Trong những năm gần đây do ảnh hưởng thời tiết, mưa trái mùa thất thường dẫn đến năng suất điều tại Đồng Nai sụt giảm, cùng với đó là giá các loại vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) tăng cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thu được từ trồng điều thấp hơn so với những năm trước. Tuy nhiên Điều vẫn là cây chủ lực có diện tích lớn nhất trong nhóm các cây chủ lực của Đồng Nai và là một trong những nông sản thế mạnh của tỉnh. Hiện nay, diện tích điều cho thu hoạch toàn tỉnh đạt 31,4 ngàn ha (đứng thứ 2 sau Bình Phước), năng suất bình quân đạt 1,34 tấn/ha, sản lượng khoảng 42 ngàn tấn (niên giám thống kế Đồng Nai, 2020). Để phát triển cây điều bền vững và bảo đảm sinh kế cho người sản xuất, tỉnh Đồng Nai đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp thâm canh tăng năng suất và đầu tư vào công nghiệp chế biến sâu cho ngành điều, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Năm 2021, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam phối hợp cùng với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Nai triển khai thực hiện dự án “Xây dựng Mô hình mẫu sản xuất thâm canh điều bền vững” (thuộc chương trình dự án Khuyến nông Trung ương 2021-2023) tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Sau một năm triển khai thực hiện, các mô hình đạt được kết quả bước đầu:

 

  • Mô hình trồng mới (5 ha) giống điều ghép PN1 và AB05-08, sau 12 tháng trồng, chăm sóc, cây điều sinh trưởng tốt, ra nhiều chồi, tỷ lệ cây sống đạt 95%, chiều cao cây trung bình 165cm, đường kính tán đạt trung bình 85,0cm và đường kính gốc là 3,3cm. Nông dân tham gia Dự án cho biết, các giống điều ghép mới phù hợp với điều kiện đất đai và sinh thái của địa phương và sẽ được nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

 

  • Mô hình thâm canh điều trong thời kỳ kinh doanh (15 ha) được thực hiện trên vườn điều trên 6 năm tuổi, chủ yếu là giống điều AB05-08. Áp dụng theo quy trình canh tác thâm canh điều bền vững (Quyết định số 324/QĐ-VNNMN-VP ngày 26/10/2020 của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam). Các biện pháp tỉa cành, tạo tán, bón phân; xử lý thuốc BVTV hợp lý đúng thời điểm đã giúp cây ra hoa nhiều, tăng tỷ lệ đậu trái, năng suất điều trong mô hình tăng lên đáng kể. Năng suất hạt của các hộ tham gia mô hình niên vụ 2021/2022 đạt trung bình 1,8 tấn/ha (cao hơn so với ngoài mô hình 350 kg/ha); thu nhập 31.671.167 đồng/ha, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 21,81%.

 

Thông qua các mô hình, dự án cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng mới và thâm canh cây điều tổng hợp cho hơn 160 lượt người dân. Ngoài ra, dự án cũng đã hỗ trợ thành lập tổ hợp tác sản xuất điều Phú Lý với 20 hộ tham gia trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Mục đích của tổ hợp tác là thông tin, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hạt điều và tăng thu nhập cho các thành viên, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, liên kết với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm hạt điều để người dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 

Với kết quả trên, mô hình được chính quyền địa phương, người dân mong muốn tiếp tục thực hiện, mở rộng để nhiều người dân quan tâm được tham gia học tập.

 

 

Trở lại      In      Số lần xem: 213

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD