Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  33262030
Khai thác và phát triển nguồn gen giống gà mía và gà móng

Gà Mía và Gà Móng là 2 nguồn gen vật nuôi bản địa quý, đặc hữu, đã được Viện Chăn nuôi đưa vào nuôi bảo tồn, lưu giữ, chọn lọc, nhân thuần, mở rộng quần thể qua các thế hệ. Đến nay, số lượng đã tăng nhanh. Nhằm đáp ứng nhu cầu về giống vật nuôi bản địa nói chung, gà Mía và gà Móng nói riêng, nhóm nghiên cứu của Viện Chăn nuôi do TS. Ngô Thị Kim Cúc đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khai thác và phát triển nguồn gen giống gà Mía và gà Móng” nhằm đưa nguồn gen gà Mía, gà Móng sang khai thác và phát triển phục vụ sản xuất.

Gà Mía và Gà Móng là 2 nguồn gen vật nuôi bản địa quý, đặc hữu, đã được Viện Chăn nuôi đưa vào nuôi bảo tồn, lưu giữ, chọn lọc, nhân thuần, mở rộng quần thể qua các thế hệ. Đến nay, số lượng đã tăng nhanh. Nhằm đáp ứng nhu cầu về giống vật nuôi bản địa nói chung, gà Mía và gà Móng nói riêng, nhóm nghiên cứu của Viện Chăn nuôi do TS. Ngô Thị Kim Cúc đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khai thác và phát triển nguồn gen giống gà Mía và gà Móng” nhằm đưa nguồn gen gà Mía, gà Móng sang khai thác và phát triển phục vụ sản xuất.


Các nội dung chính gồm:
 
- Điều tra sung về tình hình chăn nuôi gà Mía và gà Móng tại các điểm triển khai nghiên cứu đề tài
 
- Nghiên cứu chọn lọc, xây dựng đàn hạt nhân gà Mía và gà Móng
 
- Nghiên cứu xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho giống gà Mía và gà Móng.
 
- Nghiên cứu xây dựng quy trình thú y trong chăn nuôi gà Mía và gà Móng.

Sau một thời gian triển khai nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thu được các kết quả từ các nội dung đề ra như sau:

 
1. Đối với việc chọn lọc, xây dựng đàn hạt nhân gà Mía và gà Móng, các kết quả nghiên cứu qua 4 thế hệ trên các đàn hạt nhân gà Mía và gà Móng cho thấy:
 
- Đàn gà Mía có màu lông và đặc điểm ngoại hình đồng nhất mang đặc trưng của giống. Lúc 01 ngày tuổi gà có màu lông trắng đục. Lúc 20 tuần tuổi, gà mái có lông màu nâu nhạt, gà trống có lông màu mã lĩnh, gà có mào cờ. Khối lượng của gà Mía trống lúc 8 tuần tuổi gà trống có khối lượng là 637,90g ở thế hệ xuất phát và 674,06g ở thế hệ 3. Gà mái Mía lúc 8 tuần tuổi có khối lượng 556,19g thế hệ xuất phát và 591,08g ở thế hệ 3 Năng suất trứng/mái/năm đạt tương đương qua các thế hệ đạt 72,04 - 72,68 quả. Tỷ lệ trứng có phôi của gà Mía là 88,28 - 90,25%, tỷ lệ nở/tổng ấp là 72,04 - 72,85%.
 
- Đàn gà Móng có màu lông và đặc điểm ngoại hình đồng nhất mang đặc trưng của giống. Lúc 01 ngày tuổi gà có màu lông trắng ngà. Lúc 20 tuần tuổi, gà mái có lông màu nâu nhạt, gà trống có lông màu mã lĩnh, gà có mào nụ. Khối lượng của gà Móng trống lúc 8 tuần tuổi là 663,05g ở thế hệ xuất phát và 692,08g ở thế hệ 3. Gà mái Móng lúc 8 tuần tuổi có khối lượng 575,28g ở thế hệ xuất phát và 598,05g ở thế hệ 3. Năng suất trứng/mái/năm đạt 85,79 quả đến 86,65 quả/mái. Tỷ lệ trứng có phôi của gà Móng là 85,89 - 87,93%, tỷ lệ nở/tổng ấp là 69,75 - 71,70%.
 
- Đã xây dựng 02 tiêu chuẩn cơ sở chọn đàn hạt nhân gà Mía và gà Móng
 
- Đã xây dựng 02 quy trình chọn đàn hạt nhân cho giống gà Mía và gà Móng.
 
2. Đối với quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho giống gà Mía và gà Móng:
 
- Đã xác định được khẩu phần thích hợp nuôi gà Mía, Móng sinh sản 0-8, 9-20 tuần tuổi và giai đoạn đẻ lần lượt là 18%, 14,5%, 16% protein (lô 2) và đ xác định được khẩu phần thích hợp nuôi gà Mía và gà Móng thương phẩm ở các giai đoạn 0-4, 5-8, 9-15 tuần tuổi tương ứng là 19%, 17%, 15,5% protein (lô 2).
 
- Đã xác định được với mức protein như trên thì khẩu phần thích hợp nuôi gà Mía và gà Móng sinh sản và thương phẩm để cho hiệu quả kinh tế cao là khẩu phần nuôi sử dụng cám đậm đặc kết hợp với nguyên liệu sẵn có của địa phương (lô 2).
 
- Nuôi gà Mía và Móng sinh sản và thương phẩm bằng phương thức nuôi bán chăn thả (lô 2) mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức nuôi nhốt.
 
- Đã xây dựng được 04 quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi gà Mía và gà Móng sinh sản và thương phẩm.
 
- Đã xây dựng được 02 quy trình thú y, ph ng bệnh cho giống gà Mía và gà Móng sinh sản và thương phẩm.
 
3. Kết quả theo dõi trên 2 mô hình gà Mía và gà Móng sinh sản cho thấy:
 
- Mô hình gà Mía: lúc 8 tuần tuổi gà trống có khối lượng là 652,28 - 698,73g mô hình 2 Gà mái có khối lượng là 571,14 - 636,45g. Năng suất trứng 1 năm đẻ của gà Mía là 72,38-72,44 quả/mái. Tỷ lệ trứng có phôi của gà Mía là 89,32 - 90,04%, tỷ lệ nở/tổng ấp là 71,30 - 71,59%.
 
- Mô hình gà Móng: lúc 8 tuần tuổi gà trống có khối lượng là 687,10 - 698,73g Gà mái có khối lượng là 608,25 - 621,14g. Năng suất trứng 1 năm đẻ mái của gà Móng là 84,02 - 84,34 quả. Tỷ lệ trứng có phôi của gà Móng là 83,04 - 85,36%, tỷ lệ nở/tổng ấp là 69,47- 70,95%.
 
- Đã xây dựng được 02 tiêu chuẩn cơ s cho đàn gà sinh sản Mía và Móng.
 
4. Kết quả theo dõi trên 3 mô hình gà Mía và gà Móng thương phẩm cho thấy:
 
- Khối lượng cơ thể lúc 15 tuần tuổi của gà Mía đạt 1357,33 - 1391,67g với mức tiêu tốn thức ăn là 3,67 - 3,79 kg/kg tăng trọng.
 
- Khối lượng cơ thể lúc 15 tuần tuổi của gà Móng đạt 1421,33 - 1497,67g với tiêu tốn thức ăn là 3,38 - 3,68 kg/kg tăng khối lượng cơ thể.

Từ các kết quả chính thu được trong nghiên cứu. nhóm nghiên cứu có một số kiến nghị như sau:

 
- Sử dụng khẩu phần 18-14,5-16% protein các giai đoạn 0-8, 9-20 tuần tuổi để nuôi gà Mía, gà Móng sinh sản và giai đoạn đẻ và sử dụng khẩu phần 19-17-15,5% protein các giai đoạn 0-4, 5-8, 9-15 tuần tuổi để nuôi gà Mía và gà Móng thương phẩm.
 
- Sử dụng phương thức nuôi bán chăn thả có sử dụng cám đậm đặc kết hợp với nguyên liệu sẵn có của địa phương để nuôi gà Mía và gà Móng sinh sản và thương phẩm.

Tiếp tục nghiên cứu đánh giá giá trị giống ước tính về kiểu hình và xác định các gen quy định tính trạng mong muốn để chọn lọc nâng cao năng suất của hai giống gà này.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13085-2016) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

P.T.T - NASATI.

Trở lại      In      Số lần xem: 1246

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD