Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  29
 Số lượt truy cập :  33263439
Không có lũ đồng nghĩa nhiều khó khăn với sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng Tháp Mười

Khi chưa có sự can thiệp của con người về việc xây dựng nhiều đập thủy điện ở thượng lưu Sông MeKong, chưa có sự tác động nhiều của biến đổi khí hậu (BĐKH), mùa lũ hàng năm đều diễn ra theo qui luật, thời gian lũ về, đỉnh lũ và kết thúc mà người dân nơi đây luôn dự báo và xác định trước để rồi có được các quyết định cho cuộc sống mưu sinh cũng như thời vụ sản xuất lúa, nhất là vụ Đông Xuân.

                                                                                          ThS. Nguyễn Viết Cường

           

Khi chưa có sự can thiệp của con người về việc xây dựng nhiều đập thủy điện ở thượng lưu Sông MeKong, chưa có sự tác động nhiều của biến đổi khí hậu (BĐKH), mùa lũ hàng năm đều diễn ra theo qui luật, thời gian lũ về, đỉnh lũ và kết thúc mà người dân nơi đây luôn dự báo và xác định trước để rồi có được các quyết định cho cuộc sống mưu sinh cũng như thời vụ sản xuất lúa, nhất là vụ Đông Xuân. Lũ lớn, hay có lũ luôn sẽ mang lại nhiều lợi ích như cá tôm nhiều, ruộng đồng được thau chua, rửa phèn, thêm phù sa, nguồn nước ngọt dồi dào, giảm mặn và hạn chế dịch hại… góp phần cải thiện đời sống và có được những mùa sản xuất bội thu, đưa vùng Đồng Tháp Mười trở thành một trong những vựa lúa lớn của cả nước. Quan niệm “sống chung với lũ” luôn là giải pháp tốt nhất để người dân thích nghi khai thác tất cả những gì mà lợi ích của lũ mang lại đã có từ nhiều năm qua.

 

Tuy nhiên, những năm gần đây lũ đã bắt đầu có những sự thay đổi khá “bất thường” so với qui luật hàng năm, lũ thường nhỏ hơn, thời gian rút chậm hơn. Có một điều chưa từng xảy ra trước đây, đến thời điểm hiện tại “chưa có dấu hiệu của mùa lũ”, cả vùng hầu như chưa có nước vào ruộng, ruộng khô nứt và cùng với đó là lúa chét và cỏ mọc xanh sau một thời gian kết thúc thu hoạch vụ Hè Thu. Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn cũng như theo dõi từ kinh nghiệm của người dân, năm nay sẽ “không có lũ”, điều này cũng báo hiệu một năm cuộc sống của người dân, sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như không có nguồn thu từ nghề chài lưới đánh bắt cá, thiếu nước ngọt, phèn gia tăng, mặn xâm nhập, các đối tượng dịch hại có cơ hội phát triển và chi phí sản xuất tang cao.

 

Cùng với đó là rủi ro cao, năng suất lúa thấp, báo hiệu một mùa vụ không mấy khả quan.

 

Trước tình hình diễn biến phức tạp như thế, rất cần có những theo dõi, dự báo, đánh giá diễn biến tiếp theo của lũ, nhất là cần đưa ra được những giải pháp cụ thể trong chỉ đạo, tuyên truyền và áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác hữu hiệu sớm ngay từ đầu vụ sản xuất lúa của vùng để giảm thiểu các yếu tố bất lợi mà không có lũ gây ra nhằm đạt được năng suất, hiệu quả cao nhất có thể.

 

Một cánh đồng khô sau thu hoạch vụ Hè Thu với nhiều lúa chét và cỏ mọc. Ảnh chụp ngày 22 tháng 8 năm 2019.

Trở lại      In      Số lần xem: 792

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD