Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33266710
Kỹ thuật mới bảo vệ cam khỏi bệnh vàng lá gân xanh

Bệnh vàng lá gân xanh còn được gọi là Huanglongbing (HLB) đang tàn phá ngành sản xuất cây có múi ở Mỹ, chỉ riêng Florida đã bị giảm 50-75% sản lượng cam quýt. Hiện tại vẫn chưa có giống cam quýt kháng bệnh và các biện pháp kiểm soát bệnh vẫn còn hạn chế. Một số nhà khoa học cho rằng một ngày nào đó nước cam có thể trở nên đắt đỏ và hiếm như trứng cá muối. Cùng nỗ lực ngăn chặn điều này, ba nhà nghiên cứu bệnh học thực vật tại Đại học California-Berkeley và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp để tăng cường miễn dịch cho cây có múi và bảo vệ chúng kháng lại bệnh vàng lá gân xanh.

Bệnh vàng lá gân xanh còn được gọi là Huanglongbing (HLB) đang tàn phá ngành sản xuất cây có múi ở Mỹ, chỉ riêng Florida đã bị giảm 50-75% sản lượng cam quýt. Hiện tại vẫn chưa có giống cam quýt kháng bệnh và các biện pháp kiểm soát bệnh vẫn còn hạn chế.

 

Ảnh: CC0 Public Domain.

 

Một số nhà khoa học cho rằng một ngày nào đó nước cam có thể trở nên đắt đỏ và hiếm như trứng cá muối. Cùng nỗ lực ngăn chặn điều này, ba nhà nghiên cứu bệnh học thực vật tại Đại học California-Berkeley và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp để tăng cường miễn dịch cho cây có múi và bảo vệ chúng kháng lại bệnh vàng lá gân xanh.

 

Bởi vì vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh cho cây có múi không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học phải tìm ra những phương pháp mới để tiến hành thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu của Đại học California-Berkeley / USDA đã xem xét nhiều chủng vi khuẩn khác nhau gây ra bệnh vàng lá gân xanh để xác định được các đoạn peptide (hợp chất của hai hoặc nhiều axit amin) có tính năng kích hoạt phản ứng miễn dịch của cây.


"Có rất nhiều các đoạn peptide, vì vậy chúng tôi đã thu hẹp danh sách bằng cách chọn các đoạn peptide nhỏ có sự khác biệt trong trình tự peptide của chúng, sự khác biệt có thể là dấu hiệu vi khuẩn đã tạo ra những thay đổi trình tự đó để chúng không bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch của cây", Jennifer D. Lewis, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích. "Sau đó, chúng tôi tiếp tục thu hẹp danh sách đó và tìm các đoạn peptide là nguyên nhân gây bệnh vàng lá gân xanh ở cây có múi".

 

Thông qua nghiên cứu này, họ đã tìm ra được hai đoạn peptide có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch ở nhiều loài thực vật, bao gồm cả cây có múi. Những peptide này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại năng suất do bệnh vàng lá gân xanh.

 

"Chúng tôi nghĩ rằng điều đặc biệt thú vị là một số peptide được dự đoán sẽ tạo ra phản ứng, thực sự có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch ở nhiều loài thực vật. Điều này cho thấy phản ứng miễn dịch của các peptide này được bảo tồn giữa các loài", Lewis cho biết.

 

Lê Thị Thanh theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 852

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD