Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33215452
Mô hình công nghệ sinh thái trên ruộng lúa

Đề tài "Phát triển mô hình Công nghệ sinh thái quản lý dịch hại ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện tại 3 tỉnh (Đồng Tháp, Kiên Giang và An Giang) với tổng diện tích mô hình là 53,6 ha, 120 nông dân tham gia. Đề tài thực hiện với 2 nội dung: Điều tra Kiến thức – Thái độ  - Thực hành (KAP) và xây dựng mô hình trình diễn Công nghệ sinh thái.

Trung tâm BVTV phía Nam

TÓM  LƯỢC

Đề tài “Phát triển mô hình Công nghệ sinh thái quản lý dịch hại ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện tại 3 tỉnh (Đồng Tháp, Kiên Giang và An Giang) với tổng diện tích mô hình là 53,6 ha, 120 nông dân tham gia. Đề tài thực hiện với 2 nội dung: Điều tra “ Kiến thức – Thái độ  - Thực hành (KAP) và xây dựng mô hình trình diễn Công nghệ sinh thái. Mục tiêu là phát động nông dân ứng dụng mô hình công nghệ sinh thái trên cơ sở áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, trồng them cây có hoa trên bờ để dẫn dụ thiên địch góp phần hạn chế quần thể dịch hại, giảm chi phí phun thuốc, làm đẹp cảnh quan và bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn..mà vẫn đảm bảo yêu cầu kinh tế.

 

Kết quả điều tra nông dân cho thấy: Các quan điểm về quản lý dịch hại, quan điểm công nghệ sinh thái có chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực. Hai quan điểm này có chỉ số Cronbach’s Alpha>0.70 cho biết mức độ tin cậy cao, tính nhất quán nội bộ cao mặc dù còn những khó khăn nhất định như bờ ruộng quá nhỏ nên khó trồng hoa, cây có hoa không thể sống trong điều kiện ngập nước, sau thu hoạch  đốt đồng hoặc trong mùa lũ cây hoa bị chết nên phải tốn công trồng lại và chăm sóc  lại ở vụ sau.. bởi tính nhất quán chưa cao, độ tin cậy thấp – thể hiện ở chỉ số Cronbach’s Alpha = 0,38(thấp hơn 0,70).

 

Kết quả xây dựng mô hình trình diễn cho biết nông dân đã giảm được lúa giống (19,7 kg/ha), phân đạm (6,4 kgN /ha), giảm số lần phun thuốc sâu (2,8 lần/ha), giảm thuốc trừ bệnh (1,1 lần/ha) so với ruộng đối chứng. Mật số sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu đều thấp hơn, thiên địch chính rầy nâu như nhện, bọ xít mù xanh, bọ xít nước luôn cao hơn ruộng đối chứng. Mật số và tỷ lệ Shannon, chỉ số Simpson, chỉ số phong phú, sự cân bằng giữa các loài ở ruộng mô hình đều đạt giá trị tốt hơn ruộng đối chứng. Chỉ số tác động môi trường (EIQ) thấp hơn cho biết môi trường sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện đáng kể.

 

Ứng dụng mô hình mặc dù chưa làm gia tăng năng suất nhưng đã giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân từ việc giảm chi phí sản xuất như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, và tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn.

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!


Trích Kỷ yếu Hội thảo Khoa học "Quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng theo hướng hữu cơ sinh học trong phát triển nông nghiệp xanh" năm 2017.

Trở lại      In      Số lần xem: 1685

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD