Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33256298
Nghiên cứu liều lượng lân, kali, mật độ gieo sạ và chế độ nước cho vừng trên vùng đất xám bạc màu Long An (Tác giả: Phạm Thị Phương Lan, Phạm Quang Đông)

Vừng được trồng ở Long An chủ yếu là giống vừng đen địa phương, hạt chắc, có khả năng chịu hạn, phân nhánh mạnh.Thời vụ trồng chính là vụ Xuân Hè. Vừng được trồng trên đất có địa hình cao, bạc màu, nghèo dinh dưỡng và nguồn nước tưới hạn chế. Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật bao gồm liều lượng lân và kali, mật độ và  phương pháp gieo sạ, và xác định chế độ tưới thích hợp được thực hiện trong vụ Xuân Hè 2011 tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, kết quả cho thấy

Phạm Thị Phương Lan(1) , Phạm Quang Đông (2)

TÓM TẮT

 

Vừng được trồng ở Long An chủ yếu là giống vừng đen địa phương, hạt chắc, có khả năng chịu hạn, phân nhánh mạnh.Thời vụ trồng chính là vụ Xuân Hè. Vừng được trồng trên đất có địa hình cao, bạc màu, nghèo dinh dưỡng và nguồn nước tưới hạn chế. Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật bao gồm liều lượng lân và kali, mật độ và  phương pháp gieo sạ, và xác định chế độ tưới thích hợp được thực hiện trong vụ Xuân Hè 2011 tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, kết quả cho thấy: i) Mật độ gieo sạ vừng thích hợp từ 66 -83 ngàn cây/ha, với khoảng cách 40 x 30 cm hoặc 50 x 30 cm (hàng x cây) đối với sạ hàng và từ 35-40 cm (cây cách cây) đối với sạ lan cho năng suất từ 1134-1223 kg/ha, tăng 21,7-31,2%  so với mật độ sạ truyền thống; ii) Mức nước tưới hiệu quả cho vừng là 4 lần/vụ, vào các thời điểm bắt đầu ra hoa (25NSG); đậu trái (40NSG); trái chắc (50NSG) và chín (65 NSG) cho năng suất 1204 kg/ha, tăng 146,9% so với không tưới, lãi thuần đạt 33,326 triệu đồng (tr.đ)/ha, cao hơn tưới 5 lần/vụ (33,148 tr.đ/ha), tỷ suất lợi nhuận là 2,45 cao hơn mức tưới 5 lần/vụ (2,35); iii) Trên chân đất xám bạc màu, sự phối hợp giữa lân và kali ở mức 40 kg P2O5: 60 kg K2O/ ha trên nền 90 kg N cho năng suất cao nhất (1205 kg/ha), tăng 66,4% so với mức bón truyền thống, lãi thuần đạt 35,97 tr.đ/ha, tăng 94% và tỷ suất lợi nhuận đạt 2,94, cao hơn công thức bón phân truyền thống (1,78). Trung bình các nghiệm thức bón phân THHC cơ cho năng suất cao hơn không bón hữu cơ 54 kg/ha. Tổng thu nhập các nghiệm thức bón phân hữu cơ (40,32 tr.đ) cao hơn so với không bón hữu cơ (38,16 tr.đ) và lãi thuần do vậy cũng tăng thêm 1,067 tr.đ/ha.

 

Từ khóa: Chế độ tưới, Đất xám bạc màu, giống địa phương, mật độ - khoảng cách gieo sạ


Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 17, năm 2011, trang 18-24

Xem chi tiết xin liên hệ:

Tác giả: Phạm Thị Phương Lan Email: lan.ptp@iasvn.org hoặc

Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.

(1) Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam

(2) Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trở lại      In      Số lần xem: 3656

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD