Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33262077
Nghiên cứu phát triển lúa cạn trong hệ thống cây trồng ở huyện Ea Sup, tỉnh Đăk Lăk ( Luận án TS. Đào Minh Sô, (bản tóm tắt) năm 2012, Viện KHKT NN Miền Nam)

Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk là địa phương miền núi, khu vực vùng sâu và có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Trồng trọt là ngành sản xuất chính với cây lúa chiếm 50% diện tích canh tác, biến động từ 11 - 14 ngàn ha trong những năm vừa qua. Do lúa trồng trên cạn chiếm đa phần diện tích nên đặc trưng của hệ canh tác là hệ thống cây trồng cạn hàng năm.

TÓM TẮT

 

Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk là địa phương miền núi, khu vực vùng sâu và có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Trồng trọt là ngành sản xuất chính với cây lúa chiếm 50% diện tích canh tác, biến động từ 11 - 14 ngàn ha trong những năm vừa qua. Do lúa trồng trên cạn chiếm đa phần diện tích nên đặc trưng của hệ canh tác là hệ thống cây trồng cạn hàng năm. Tiểu vùng Ea Súp thuộc dạng bán bình nguyên, địa hình nhấp nhô, đất nghèo dinh dưỡng, nghèo tài nguyên nước mặt, thời tiết khắc nghiệt với nền nhiệt cao và thường gây khô hạn. Mặc dù là cây trồng chủ lực nhưng năng suất lúa cạn ở Ea Súp còn rất thấp, trung bình chỉ đạt 1,5 - 2,5 t/ha, nên lợi ích kinh tế đem lại là không đáng kể. Trong bối cảnh như vậy, việc “nghiên cứu phát triển lúa cạn trong hệ thống cây trồng ở huyện Ea Súp“ là hết sức cần thiết, có ý nghĩa lớn về an ninh lương thực và tình hình kinh tế - chính trị ở vùng đồng bào dân tộc, khu vực biên giới. Kết quả nghiên cứu từ 2007 - 2010 như sau: (1) Trở lực khách quan hàng đầu là khô hạn, chế độ mưa thất thường và đất canh tác nghèo dưỡng chất. Giao thông cách trở, thiếu thông tin khoa học, đa số dân nghèo và học vấn thấp là những khó khăn cần được hỗ trợ từ các giải pháp về chính sách. Thiếu giống lúa chịu hạn và biện pháp canh tác chưa hợp lý, thể hiện rõ qua việc sử dụng giống và phân bón, là những yếu tố hạn chế cần được khắc phục. Những nguyên nhân trên làm cho năng suất lúa cạn thấp (≤ 2,5 t/ha) và lợi ích kinh tế gần như không có (thời điểm năm 2008); (2) Đã xác định được 4 giống lúa cạn mới, năng suất cao hơn đối chứng có ý nghĩa, là: LC227, LC404, LC406 và LC408. Các giống này có thời gian sinh trưởng ngắn đến trung bình, dạng hình đẹp, chịu hạn khá đến tốt, ít nhiễm đạo ôn, amylose trung bình, chất lượng cơm tốt và phù hợp khẩu vị người tiêu dùng. LC227 và LC408 là hai giống ưu tú nhất, phù hợp với đa số tiểu vùng canh tác và đã phát triển hàng trăm hec-ta ở Ea Súp (đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống sản xuất thử); (3) Thí nghiệm kỹ thuật canh tác trên hai giống lúa cạn đại diện (LC227 và LC408) cho thấy: i) Tích nước mặt ruộng có ảnh hưởng rõ đến đời sống cây lúa theo hướng rút ngắn thời gian sinh trưởng và tăng chiều cao. Lúa cạn có ưu thế hơn lúa nước trong môi trường cạn hoặc chân ruộng có thời gian tích nước hạn chế ở giai đoạn sinh trưởng. Trong các giống lúa cạn, có giống thích nghi tốt với điều kiện tích nước mặt ruộng (LC408) nhưng có giống chỉ thể hiện ưu điểm trên môi trường cạn (LC227); ii) Lượng giống gieo thích hợp nhất cho lúa cạn tại Ea Súp từ 140 - 180 kg/ha. Trên chân đất không tích tụ nước, lượng giống gieo và năng suất lúa cạn có quan hệ rất chặt và năng suất lúa cạn đạt cao nhất ở mức gieo 178 kg/ha; iii) Phân lân có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lúa cạn tại Ea Súp, kế đến là phân đạm, phân kali chưa thể hiện rõ. Công thức phân khoáng 104 N + 85 P2O5 + 30 K2O cho năng suất lúa cao nhất và công thức 90 N + 80 P2O5 + 30 K2O là tối ưu về kinh tế. Công thức 60 N + 60 P2O5 + 30 K2O có hiệu suất sử dụng đạm và lân cao, năng suất và hiệu quả kinh tế cũng chấp nhận được với điều kiện ở Ea Súp; (4) Sản xuất 1 vụ lúa/năm là công thức chính và đậu xanh - lúa là công thức bổ sung hợp lý cho hệ canh tác lúa cạn ở Ea Súp. Năng suất cây trồng trong các công thức cải tiến cao hơn có ý nghĩa so với kỹ thuật nông dân, đạt 15,8 - 40% trên lúa và 62,5 - 81,1% trên đậu xanh. Giá nông sản, kế đến là năng suất cây trồng, là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của hệ canh tác lúa cạn. Thời điểm năm 2009, trồng 1 vụ lúa cạn/năm với giống mới và kỹ thuật bón phân hợp lý là hiệu quả nhất. Công thức cải tiến đậu xanh - lúa cạn là tối ưu trong năm 2010 với các thông số kinh tế gián tiếp như: hiệu quả đầu tư (vật tư, lao động), tỷ suất lợi nhuận và MBCR đều đạt ở mức cao, thu nhập 35 tr.đ/ha, lợi nhuận hơn 20 tr.đ/ha, rất có ý nghĩa trong điều kiện khó khăn ở Ea Súp.

Trở lại      In      Số lần xem: 5679

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD