Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33265776
Nhà nông học với mối tình khắc cốt ghi tâm

Sự uyên bác và sự cống hiến của nhà nông học Lương Định Của, đã được thừa nhận một cách rõ ràng. Thế nhưng, để ánh sáng từ cuộc đời nhà nông học Lương Định Của còn lan tỏa đến bây giờ, không thể không nhắc đến một điểm tựa quan trọng, chính là người vợ Nhật - Nubuko Nakamura! Nhà nông học Lương Định Của sinh ngày 16/8/1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Bước vào năm 2020, không thể không nhớ năm nay kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà nông học Lương Định Của và cũng kỷ niệm 45 năm Ngày mất của nhà nông học Lương Định Của.

 

07-15-24_luong_dinh_cu
Nhà nông học Lương Định Của.

 

Sự uyên bác và sự cống hiến của nhà nông học Lương Định Của, đã được thừa nhận một cách rõ ràng. Thế nhưng, để ánh sáng từ cuộc đời nhà nông học Lương Định Của còn lan tỏa đến bây giờ, không thể không nhắc đến một điểm tựa quan trọng, chính là người vợ Nhật - Nubuko Nakamura!

 

Nhà nông học Lương Định Của sinh ngày 16/8/1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Dù sớm mồ côi cha mẹ, nhưng cậu bé Lương Định Của vẫn nung nấu ý chí học hành để vươn lên. Học hết tiểu học ở quê nhà, Lương Định Của lên Sài Gòn ở trọ để học phổ thông.

 

Năm 18 tuổi, Lương Định Của sang Hồng Kong theo học ngành Y, nhưng đến năm thứ 3 thì lại bỏ ngang để sang Thượng Hải học ngành Kinh tế. Tuy nhiên, tình hình chiến sự căng thẳng lại buộc Lương Định Của phải sang Nhật để thi vào Khoa Sinh vật thực nghiệm của Trường Đại học Kyushyu. Do thành tích thi rất vượt trội, Lương Định Của được nhận vào làm sinh viên năm thứ 3 ở đây, thay vì phải học lại từ đầu.

 

Trên xứ sở mặt trời mọc, không chỉ có được tấm bằng cử nhân ở Trường Đại học Kyushyu, mà Lương Định Của còn gặp được lương duyên. Dù nhỏ hơn 2 tuổi so với Lương Định Của, nhưng Nubuko Nakamura lại học cùng khóa với chàng du học sinh Việt Nam này.

 

Điều gì ở Lương Định Của khiến Nubuko Nakamura phải đặc biệt quan tâm? Không chỉ là thành tích học tập, mà còn ở phong thái nghệ sĩ của Lương Định Của.

 

Trong một cuộc giao lưu, Lương Định Của đã đọc thơ của Basho: “Ôi, đóa nazuna/ đôi mắt tôi nhìn kỹ/ bên hàng giậu nở hoa”. Một thanh niên Việt lại yêu thích chất mơ mộng lãng đãng của thiền sư danh tiếng Phù Tang, đã làm Nubuko Nakamura xao xuyến.

 

Tình yêu giữa Lương Định Của và Nubuko Nakamura không phải hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Cũng có nhiều người ngăn cản Nubuko Nakamura. Thậm chí, bạn bè còn dự báo tương lai không có gì sáng sủa nếu Nubuko Nakamura gắn bó lâu dài với Lương Định Của.

 

Thế nhưng, Nubuko Nakamura tin tưởng vào chọn lựa của trái tim mình. Nhất là sau khi Nubuko Nakamura đưa ý trung nhân về ra mắt gia đình, thì người mẹ của Nubuko Nakamura rất hài lòng về thái độ khiêm cung và cầu tiến của Lương Định Của.

 

Cuối năm 1945, Lương Định Của và Nubuko Nakamura tổ chức đám cưới giản dị tại nơi chôn nhau cắt rốn của đằng gái. Cuộc sống vợ chồng son chưa có gì ổn định, nhưng Nubuko Nakamura hiểu được khát vọng của đức lang quân nên quyết tâm dọn lên Tokyo để Lương Định Của tiếp tục theo học Khoa Di truyền chọn giống mà ông luôn ấp ủ. Có trợ lực của hiền thê, Lương Định Của đạt được học vị Tiến sĩ và trở thành Giáo sư tại Đại học Tokyo.

 

Yên ấm và thành đạt trên đất khách, nhưng tấm lòng Lương Định Của luôn hướng về Việt Nam. Sau lần tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà nông học Lương Định Của bàn bạc với vợ ý định trở lại Việt Nam để góp sức cho tổ quốc. Không chút đắn đo, Nubuko Nakamura ủng hộ kế hoạch của chồng. Mùa thu năm 1952, Nubuko Nakamura cùng hai đứa con nhỏ theo chồng sang Hồng Kong để tìm đường về Việt Nam.

 

Thật oái oăm, trong khi chờ máy bay nối chuyến Hồng Kong - Sài Gòn thì gia đình Lương Định Của bị mất trộm toàn bộ hành lý. Chuyện này, được bà Nobuko Nakamura kể lại trong một đoạn hồi ký: “Tài sản của chúng tôi không còn gì. Cũng may, cái túi nhỏ đựng các công trình nghiên cứu của chồng tôi, thì ông ấy luôn đeo bên mình nên không bị lấy đi. Nhờ một người bạn từng học chung ngành y tại Hồng Kong với chồng tôi là ngài Trương Văn Hi giúp cho một ít tiền, mà cả nhà có lộ phí tiếp tục hành trình!”.

 

Sau hai năm lầm lũi và xuôi ngược ở Sài Gòn, nhà nông học mới bắt được liên lạc với cách mạng. Năm 1954, gia đình Lương Định Của - Nobuko Nakamura có mặt tại Hà Nội, và bắt đầu chuỗi ngày đẹp đẽ được sống đúng với lý tưởng.

 

Bà Nobuko Nakamura làm phát thanh viên tiếng Nhật ở Đài Tiếng nói Việt Nam, còn ông Lương Định Của miệt mài với những ý tưởng cải tạo giống cây trồng cho nông dân Việt Nam. Họ sống trong căn hộ nhỏ trên tầng 4 của Khu tập thể Kim Liên và chung niềm vui chung nỗi buồn với nhau.

 

Bà Nobuko Nakamura hồi tưởng giai đoạn mình được người dân thủ đô gọi trìu mến là bà Lương Nobuko: “Tôi có vất vả mấy cũng không bằng người nông dân Việt Nam, sáng sớm đã phải ra đồng, ngâm chân xuống bùn lạnh buốt, ăn uống thì cực khổ.

 

Bản thân tôi chủ yếu lo gánh vác việc nhà, nuôi dạy con cái để chồng yên tâm công tác. Tôi rất tự hào vì chồng mình có phần đóng góp trong việc phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong một giai đoạn rất khó khăn!”.

 

Bà Nobuko Nakamura từng viết một cuốn hồi ký khá chi tiết về năm tháng sống tại Hà Nội. Tuy nhiên, theo bà Nobuko Nakamura thổ lộ, thì mong muốn lớn nhất của nhà nông học Lương Định Của là được đưa vợ con về thăm cái xóm nghèo ở miền Tây Nam bộ mà ông từng trải qua thời thơ ấu khốn khó và hắt hiu.

 

07-15-24_vo_chong_luong_dinh_cu_-_nobuko
Vợ chồng nhà nông học Lương Định Của - Nobuko Nakamura.

 

Đáng tiếc thay, nhà nông học chứng kiến non sông Việt Nam liền một dải mà chưa thực hiện được điều ấy. Bà Nobuko Nakamura nhớ lại: “Tháng 12/1975, chồng tôi tham dự kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa V. Chồng tôi dự định kết thúc kỳ họp thì chuyển vào miền Nam nhận công tác.

 

Chỉ còn hai ngày nữa lên đường, bỗng chồng tôi lên cơn nhồi máu cơ tim lúc nửa đêm và qua đời. Hôm ấy là ngày 28/12/1975”. Mãi đến năm 1991, bà Nobuko Nakamura mới có dịp đặt chân lên bậc thềm của căn nhà từng ôm ấp chồng mình những ngày bé dại.

 

Với những đóng góp to lớn cho nông nghiệp Việt Nam, nhà nông học Lương Định Của đã được phong tặng Anh hùng Lao động vào năm 1967, và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên vào năm 1996. Còn bà Nobuko Nakamura dù không còn chồng bên cạnh và những người thân bên Nhật vẫn nhiều lần đề nghị bà quay về Nhật, nhưng bà vẫn tiếp tục ở lại Việt Nam.

 

Bà Nobuko Nakamura dọn vào Sài Gòn cùng hai con sinh sông trong một căn nhà yên tĩnh ở một con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Ở đó, bà Nobuko Nakamura lưu giữ rất nhiều kỷ niệm về người chồng lỗi lạc.

 

Bà Nobuko Nakamura tự nguyện làm một nàng dâu Việt Nam bằng tất cả tình cảm tin cậy và yêu thương: “Tôi sống ở Việt Nam rất dễ chịu. Thời tiết dễ chịu, thức ăn dễ chịu, con người cũng dễ chịu. Và cả cách ăn mặc cũng làm tôi dễ chịu. Tôi rất thích áo dài, vừa nhẹ nhàng, vừa lịch lãm.

 

Bạn bè tôi ở Nhật ngạc nhiên khi thấy tôi sống ở Việt Nam, vì họ cho rằng đất nước này nghèo nàn, lạc hậu, cuộc sống không an toàn. Tôi khuyên họ đến Việt Nam một chuyến vì giá du lịch sang đây rẻ, thế là họ đi. Sau khi đi, ai cũng muốn quay trở lại lần nữa”.

 

TUY HÒA - NNVN.

Trở lại      In      Số lần xem: 647

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD