Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33249839
Nỗ lực kiểm soát FAW từ giống mới

Sâu keo mùa thu (FAW) được đánh giá là một trong những loại dịch hại nguy hiểm nhất xuất hiện trong ngành thực vật trong hàng chục năm trở lại đây. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, chỉ sau 3 tháng xuất hiện tại Việt Nam (từ tháng 4/2019 đến 7/2019), loại sâu này đã có mặt ở toàn bộ 3 miền trên cả nước.

Sâu keo mùa thu (FAW) được đánh giá là một trong những loại dịch hại nguy hiểm nhất xuất hiện trong ngành thực vật trong hàng chục năm trở lại đây. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, chỉ sau 3 tháng xuất hiện tại Việt Nam (từ tháng 4/2019 đến 7/2019), loại sâu này đã có mặt ở toàn bộ 3 miền trên cả nước.

 

Ông Nguyễn Xuân Dương , Cục phó Cục BVTV (giữa) kiêm tra giống ngô kháng sâu tại Thái Nguyên - Ảnh: VGP/ Đỗ Hương

 

Chưa có thuốc đặc trị

 

Theo ông Nguyễn Quý Dương, Cục phó Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tháng 3/2019 Cục có nhận được thông báo của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) về việc FAW đã xuất hiện ở các nước xung quanh Việt Nam, Cục BVTV đã lập tức thông báo các Chi cục BVTV ở các địa phương khảo sát và kiểm soát sâu bệnh này. Đến tháng 4/2019 thì Việt Nam chính thức phát hiện FAW tại miền Bắc. Tuy đã có những biện pháp kiểm soát nhưng đây là loại sâu bệnh mới và vô cùng nguy hiểm, chưa có thuốc BVTV xử lý được nên chỉ sau 3 tháng FAW đã lan tràn cả nước và gây hại chủ yếu trên cây ngô. Đã có hơn 18.000 ha ngô trên cả nước bị mắc FAW.

 

“Tôi đã làm trong lĩnh vực BVTV hơn 20 năm nhưng chưa từng thấy loại sâu nào gây hại và lan rộng nhanh chóng như FAW. Chúng có thể phát tán 100 km trong 1 đêm và gây hại tới hơn 200 loại cây trồng”, ông Dương cho biết.

 

Trước tình hình dịch hại nguy hiểm xâm nhập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều quyết sách và chương trình hành động để phòng chống dịch hại này. Cục BVTV đã chỉ đạo hệ thống BVTV tập trung theo dõi, giám sát và thực hiện nhiều hoạt động để ứng phó với sâu keo mùa thu; liên tục tổ chức các buổi hội thảo chỉ đạo công tác phòng trừ và chia sẻ các giải pháp hiệu quả cao trên khắp cả nước.

 

“Sâu keo mùa thu là đối tượng gây hại nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm sang nhiều loại cây trồng quan trọng khác nên công tác phòng trừ cần được thực hiện hết sức khẩn trương. Là một viện chuyên môn về khoa học nông nghiệp, chúng tôi đã và đang hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế để đánh giá và tìm ra giải pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) hiệu quả và bền vững từ thuốc BVTV, giống kháng, kiểm soát sinh học truyền thống, pheromone, phương pháp canh tác để có thể đưa ra các khuyến nghị giải pháp dựa trên khoa học tới cho bà con”, TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.

 

Tuy nhiên cho đến nay, đánh giá chung từ các Chi cục BVTV ở các địa phương cho thấy công tác phòng trừ hết sức khó khăn và tốn kém do tốc độ sâu sinh sản nhanh, vòng đời dài, tập quán canh tác nhỏ lẻ, mỗi nơi lại có một thời điểm gieo trồng và cơ cấu mùa vụ khác nhau.

 

Trong tình hình khó kiểm soát của FAW một số mô hình trồng ngô vẫn cho năng suất cao và kháng được FAW nhờ sử dụng các loại giống ngô kháng sâu. Điều đặc biệt ở các loại giống này là không chỉ kháng FAW mà hầu hết kháng các loại sâu bệnh nên trong suốt quá trình canh tác người nông dân chỉ cần sử dụng các biện pháp diệt cỏ vẫn đảm bảo được chất lượng và năng suất cây trồng.

 

“Chìa khóa” từ giống kháng sâu

 

Đến thăm hộ trồng ngô nhà ông Vũ Văn Sai, xã Dân Tiến, huyệnVõ Nhai, tỉnh Thái Nguyên  tận mắt chứng kiến “ngô hai luống” mới thấy sự hủy diệt của FAW tác động mạnh mẽ tới người nông dân như thế nào.

 

Chỉ vào luống ngô lụi đi vì sâu ông Sai nói, “trồng giống thường mùa này coi như mất trắng, âm vào thu nhập của gia đình là các loại thuốc, công chăm sóc…”.

 

Nhưng đối với các giống kháng sâu, ông Sai cho biết: “Ngô bình thường, 1 ha thu được 67 – 68 tấn, 1 ha ngô kháng sâu hơn 80 tấn, giảm công nhiều, lãi nhiều, không phải công phun thuốc sâu, không làm cỏ. Ngô bình thường cứ khoảng 10 ngày phun thuốc một lần, còn lại ngô kháng sâu này gần như không… May có ngô kháng sâu vụ này nhà tôi mới thu lãi từ trồng ngô được”.

 

Được biết các giống ngô ông Sai đang dùng là các giống kháng sâu của Tập đoàn Bayer. Đây là những giống tiên phong về kháng sâu và đã được trồng tại 3 vùng trên cả nước và đều thu được hiệu quả rất cao, kháng sâu lên đến hơn 90% (thực tế mỗi bao giống được trộn 5% giống không kháng sâu để bảo đảm tính kháng của giống một cách bền vững).

 

Hiệu quả thu được của những giống này không chỉ có tính đột phá trên lãnh thổ Việt Nam mà đã thu hút nhiều chuyên gia về BVTV quốc tế chú ý tới và mong muốn tìm hiểu để áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Ngày 16/8, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Cục BVTV và tập đoàn Bayer đã cùng tổ chức buổi hội thảo quốc tế và tham quan mô hình “Giải pháp Phòng trừ Sâu keo mùa thu hiệu quả”. Chương trình thu hút đông đảo sự quan tâm và tham gia của các chuyên gia quốc tế đến từ Pakistan, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Philippines.

 

Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch hại nguy hiểm này cũng như hiệu quả cao của các giải pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp của tập đoàn Bayer.

 

Các nhà khoa học và nông dân đã được tiếp cận với hai sản phẩm giống ngô kháng sâu DK 6919S và DK 9955S của công ty Bayer. Công nghệ kháng sâu tích hợp trong hai giống ngô này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép đủ điều kiện làm thực phẩm thức ăn chăn nuôi và công nhận giống cây trồng mới từ năm 2015. Công nghệ kháng sâu Tập đoàn Bayer hiện đang cung cấp là công nghệ tiên tiến nhất hiện có trên thị trường với sự có mặt của 2 protein Bt kháng sâu, đồng thời áp dụng mô hình quản lý tính kháng bằng vùng trú ẩn 5% nhằm cung cấp giải pháp phòng trừ sâu hiệu quả và bền vững.

 

“Nhờ các chính sách hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, công nghệ giống kháng sâu của tập đoàn Bayer hiện đã có mặt sẵn sàng trên thị trường và phát huy hiệu quả cao trong công cuộc giúp nông dân phòng trừ các loại sâu hại hại bộ cánh vảy bao gồm sâu keo mùa thu, sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang vượt trội.” ông Andre Kraide, Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Pakistan, Bayer Crop Science chia sẻ.

 

Chia sẻ thêm về giải pháp thuốc BVTV, lãnh đạo Cục BVTV cho biết đã công bố tên 4 hoạt chất sử dụng tạm thời vào tháng 5 vừa qua, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các địa phương báo cáo, cập nhật các loại thuốc hiệu quả để đưa vào danh mục khuyến cáo cho bà con. Đồng hành, công ty Bayer hiện đang thực hiện khảo nghiệm đánh giá hiệu lực sinh học của sản phẩm Vayego® (tetraniliprole) để phòng trừ sâu keo mùa thu. Vayego® là một loại thuốc trừ sâu thế hệ mới, tác dụng nhanh và phổ rộng, tính kháng cao với nhiều loại sâu hại, đồng thời có tính chọn lọc cao và không gây tác động nguy hại đến các loài chân khớp có lợi, rất phù hợp với chương trình Phòng chống dịch hại tổng hợp (IPM).

 

Đỗ Hương - Chinhphu.

Trở lại      In      Số lần xem: 551

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD