Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33245746
Nông nghiệp: Cần thay đổi tư duy, chứ không chỉ đối phó nhất thời

"Tôi xin cảm ơn hơn 10,2 triệu hộ nông dân Việt Nam đã có nhiều sáng tạo, nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, năng động, linh hoạt ứng phó với mọi hoàn cảnh khó khăn, đóng góp vào kết quả sản xuất nông lâm thủy sản của chúng ta. Theo đó, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 48,6 tỷ USD trong bối cảnh vô cùng khó khăn vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tưởng chừng không thể đạt được", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Câu chuyện quản lý, sử dụng vật tư đầu vào như thế nào để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, cho ra các sản phẩm an toàn một lần nữa lại "nóng" trên diễn đàn Quốc hội.

 

Nông nghiệp: Cần sự thay đổi về tư duy, chứ không chỉ là đối phó nhất thời - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.

 

Chiều ngày 7/6, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.

 

Trước khi trả lời các câu hỏi chất vấn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chia sẻ với bà con nông dân trong bối cảnh giá cả vật tư đầu vào tăng mạnh thời gian qua.

 

"Tôi xin cảm ơn hơn 10,2 triệu hộ nông dân Việt Nam đã có nhiều sáng tạo, nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, năng động, linh hoạt ứng phó với mọi hoàn cảnh khó khăn, đóng góp vào kết quả sản xuất nông lâm thủy sản của chúng ta. Theo đó, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 48,6 tỷ USD trong bối cảnh vô cùng khó khăn vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tưởng chừng không thể đạt được", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư đầu vào

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) nêu câu hỏi: Hiện nay, giá phân bón, giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng cao, xin Bộ trưởng cho biết các giải pháp để bà con thích ứng với tình hình, sản xuất hiệu quả?

 

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ: "Đây cũng là câu hỏi lớn đặt ra đối với một quốc gia làm nông nghiệp nhưng lại đang phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. Đây là vấn đề Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT đưa vào chiến lược để nâng cao tính tự chủ của ngành nông nghiệp, để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, từ đó giảm rủi ro từ các yếu tố thị trường".

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc họp, kể cả với các hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội Phân bón, Hiệp hội Hóa chất, Hiệp hội Bảo vệ thực vật để giải quyết vấn đề này, trong đó, cố gắng thuyết phục các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu giảm giá vật tư đầu vào.

 

"Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, không thể áp đặt, can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Mặc dù vậy, các hiệp hội cũng đã có một số cam kết nhất định nhằm hỗ trợ bà con nông dân. Vừa rồi, bà con nông dân phản ánh có tình trạng dìm giá, tích trữ hàng để tạo ra cú sốc đối với các mặt hàng đầu vào, bên cạnh sự khan hiếm chung của thị trường thế giới. Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT đã phối hợp Bộ Công Thương đưa ra khởi tố, điều tra nhiều vụ hàng gian hàng giả. Ngay hôm qua (6/6), chúng tôi cũng đã triển khai vấn đề này. Hay ví dụ như tỉnh Tây Ninh đã có sáng kiến trưng bày tất cả hàng giả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để nông dân dễ dàng nhận biết hàng thật, hàng giả. Đó vừa là giải pháp hành chính, vừa tăng cường truyền thông đến bà con nông dân nâng cao cảnh giác", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

 

Nông nghiệp: Cần sự thay đổi về tư duy, chứ không chỉ là đối phó nhất thời - Ảnh 2. 

Sử dụng đúng kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật giúp bảo vệ sức khỏe cho nông dân và an toàn cho sản phẩm nông nghiệp.

 Hai giải pháp căn cơ sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh 2 giải pháp căn cơ có thể giải quyết được tận gốc vấn đề về vật tư đầu vào của ngành nông nghiệp hiện nay.

 

"Một là chúng ta tự mình áp dụng giải pháp tuần hoàn các phế phụ phẩm trong nông nghiệp để thay thế phần nào việc mua thức ăn, chế phẩm sinh học nhằm giảm chi phí đầu vào sản xuất. Nông dân Tây Nguyên, ĐBSCL đang làm rất tốt việc này. Tôi cho đó không phải là giải pháp tình thế mà là lâu dài, nhằm tạo ra giá trị bền vững cho trồng trọt, chăn nuôi. Và đó cũng là giải pháp quan trọng để hữu cơ hóa, sinh học hóa nền nông nghiệp, nhằm tạo ra thương hiệu cho sản phẩm nông sản. Thứ hai, tôi cũng tha thiết mong rằng, nếu 10 triệu hộ nông dân vào kinh tế tập thể - như bức thư Chủ tịch nước đã gửi cho các HTX, thì bà con sẽ giảm được rất nhiều chi phí nguyên liệu đầu vào. Sản xuất tập thể sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm rủi ro khi ra thị trường. Qua đó, chúng ta nâng cao chất lượng nông sản", Bộ trưởng chia sẻ.

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng chia sẻ câu chuyện bà con ở Tây Nguyên sử dụng tuần hoàn các phế phẩm nông sản, chất lượng cà phê của họ tốt hơn, được doanh nghiệp thu mua giá cao hơn, dù năng suất có thể thấp hơn. Đó là sự thay đổi về tư duy, chứ không chỉ là đối phó nhất thời.

Thay đổi tập quán sản xuất nâng cao sức khỏe cho nông dân, hàng hóa có giá trị cao hơn

Đại biểu Nguyễn Huy Thái  (đoàn Bạc Liêu) đặt câu hỏi về giải pháp thay đổi tập quán canh tác của người nông dân ĐBSCL khi quá lạm dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật

 

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết vẫn còn tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ nguyên tắc "bốn đúng" gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe con người và chất lượng nông sản. Nhất là vùng ĐBSCL, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đang cao.

 

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, người dân ĐBSCL quen làm lúa 3 vụ để tăng năng suất, sản lượng phục vụ xuất khẩu nên dùng nhiều phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy phải thay đổi tập quán sản xuất, xây dựng các mô hình liên kết, vận động bà con vào hợp tác xã để xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả.

 

"Thực tế, nhiều mô hình sản xuất ở ĐBSCL đã giảm được 30 - 40% chi phí nhờ đẩy mạnh sử dụng phân hữu cơ, vấn đề là làm sao lan tỏa mô hình này", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định ông không thoái thác trách nhiệm nhưng nông nghiệp là vấn đề có tính liên ngành, hệ thống và đang vận động theo kinh tế thị trường chứ không phải mệnh lệnh hành chính. 

 

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, Bộ trưởng nêu rõ thời gian tới, cần hoàn thiện các phương pháp thử cho các thuốc bảo vệ thực vật sinh học; ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tiết kiệm, hiệu quả, an toàn và có trách nhiệm.

 

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác công tư sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sử dụng phân bón tiết kiệm nhằm hướng đến một nền nông nghiệp xanh, an toàn và nâng cao giá trị nông sản; nhân rộng các mô hình, đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt các mô hình canh tác giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn bảo đảm năng suất, chất lượng nông sản phẩm. Đồng thời, cần nhấn mạnh vai trò tổ chức lại các ngành hàng trong sản xuất nông nghiệp.

 

Ngoài ra, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ đồng tình với quan điểm của đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn trong việc phát triển nông nghiệp sinh thái tạo ra giá trị xây dựng, chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp xanh, sinh thái, bền vững. Đó cũng là hướng tiếp cận, chiến lược mà Bộ NN&PTNT đang định hướng triển khai.

 

Đỗ Hương - Chinhphu.

Trở lại      In      Số lần xem: 126

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD