Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  30
 Số lượt truy cập :  33261121
Nông nghiệp nỗ lực tăng trưởng trong đại dịch

Diễn biến của dịch bệnh và yếu tố thiên tai vẫn là hai nguy cơ lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp thời gian tới. Tuy nhiên, bám sát tín hiệu của thị trường và chuẩn hóa sản xuất sẽ giúp nông nghiệp có thể bám trụ và phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, qua 6 tháng đầu năm 2020, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 1,18% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm đạt trên 1%.

Diễn biến của dịch bệnh và yếu tố thiên tai vẫn là hai nguy cơ lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp thời gian tới. Tuy nhiên, bám sát tín hiệu của thị trường và chuẩn hóa sản xuất sẽ giúp nông nghiệp có thể bám trụ và phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

 

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, qua 6 tháng đầu năm 2020, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 1,18% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm đạt trên 1%.

 

Chia sẻ về những biến động của ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đánh giá, tuy tình hình hiện nay còn nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn có thể đạt tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản 41 tỷ USD trong năm nay. 

 

Trong tháng đầu năm, kinh tế nói chung bị ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, riêng đối với ngành nông nghiệp, Thứ trưởng đánh giá tăng trưởng của ngành đến thời điểm này như thế nào?

 

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Trong bối cảnh 6 tháng đầu năm có rất nhiều thách thức, khó khăn nhưng ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

 

Năm nay XK nông, lâm, thủy sản khá khó khăn. Do dịch COVID-19 nên có thời gian XK các mặt hàng sang Trung Quốc, thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam phải tạm dừng giao thương biên mậu. Ngoài ra, tại các thị trường XK lớn là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đối mặt thách thức không nhỏ. Nhưng nói như vậy, không phải hoàn toàn chỉ có khó khăn mà cũng có những thuận lợi.

 

Cụ thể, sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành 6 tháng đầu năm ước đạt 1,16%, tăng GDP của ngành ước đạt trên 1%. Cùng với đó công tác xúc tiến thương mại mở cửa thị trường được đẩy mạnh. 



Nhờ phân tích, dự báo về nhu cầu, diễn biến thị trường trước tác động của dịch COVID-19 để đề ra giải pháp ứng phó, kịp thời xử lý các vướng mắc tại tất cả các thị trường, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 18,81 tỷ USD, thặng dự thương mại đạt cao 4,5 tỷ USD.


Đến nay, cả nước  đã có 58,2% số xã và 127 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

 

Ông có thể cho biết cụ thể hơn về tình hình xuất khẩu trong các lĩnh vực chủ lực của ngành nông nghiệp?

 

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Đầu tiên phải nói đến tín hiệu đáng mừng trong XK gạo. XK gạo năm nay được mùa và được giá. Nhu cầu thế giới tăng cao, nhiều hợp đồng lớn những năm trước không ký được thì năm nay Việt Nam đã ký được. Các thị trường như Philippines và Trung Quốc có nhu cầu tăng khá mạnh về lương thực…

 

Ngành có kim ngạch XK khá lớn là gỗ dù có khó khăn về logistics, đơn hàng gặp khó song vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Riêng trong tháng 6, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt gần 1 tỷ USD, trong khi ban đầu dự đoán chỉ đạt gần 700 triệu USD.

 

Với mặt hàng hoa quả, tuy lượng xuất sang thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ, Australia… chưa nhiều nhưng mở ra tiềm năng lớn. Đáng chú ý, uy tín của hoa quả Việt trên thị trường Australia đang rất cao, tiềm năng phát triển không chỉ năm nay mà trong những năm tới khá tốt…

 

Riêng mặt hàng thủy sản, dù ngành hàng thủy sản đang gặp khó khăn tại thị trường EU do bị áp dụng “thẻ vàng” với hải sản song cơ bản vẫn duy trì được các hoạt động XK.

 

Vậy nhìn về 6 tháng cuối năm tới đây, ông nhìn nhận thị trường nông lâm thủy sản của Việt Nam có bớt khó khăn và đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra không?

 

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu 6 tháng của toàn ngành ước đạt 18,81 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,94 tỷ USD, giảm 2,7%; thủy sản ước đạt 3,56 tỷ USD, giảm 8,6%; lâm sản chính ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 2,7%; các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 190  triệu USD, giảm 19,4%.

Tuy nhiên, thặng dư thương mại 4,5 tỷ USD, tức là vẫn tăng 339 triệu USD.

 

Tình hình thời gian tới khá khó lường bởi diễn biến dịch COVID-19 vẫn tương đối phức tạp. Cùng với đó, điều mà bất cứ ai trong ngành nông nghiệp cũng hết sức lo lắng đó là những bất thường về thiên tai có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

 

Dù vậy, nếu tình hình diễn biến thị trường tiến triển tốt, vẫn như thời điểm nửa cuối tháng 6 đến nay thì dự báo ngành nông nghiệp vẫn có thể đạt được kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản 41 tỷ USD cả năm. Ngược lại, nếu xảy ra tình trạng dịch COVID-19 bùng phát trở lại nghiêm trọng, các thị trường đóng cửa thì rất khó đoán định.

 

Vụ vải thiều thành công ngoài mong đợi với việc thị trường Nhật rất đón nhận vải thiều Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Xin Thứ trưởng cho biết thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ tập trung vào các giải pháp gì để hạn chế được các tác động tiêu cực đến sản xuất nông, lâm thủy sản và đạt được giá trị 41 tỷ USD từ XK?

 

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Nhiệm vụ từ nay đến hết năm là hết sức nặng nề, khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm và cả năm 2020 như kịch bản tăng trưởng đã đề ra, cần có sự tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương, đồng thời, Bộ cần có những biện pháp chỉ đạo điều hành kịp thời, linh hoạt, thúc đẩy phát triển những lĩnh vực còn dư địa tăng trưởng để bù cho những lĩnh vực khó đạt.

 

Chúng tôi cũng đang nỗ lực để tăng trưởng toàn ngành phấn đấu đạt 2,5 - 3%.

 

Tới đây toàn ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phát triển mạnh thị trường, tháo gỡ các rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông lâm thủy sản. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai, phát triển bền vững.

 

Phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới đi đôi với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Ngành nông nghiệp cũng đang dồn sức đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành

 

Toàn ngành xác định mục tiêu chung là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

 

Xin cảm ơn những chia sẻ của Thứ trưởng!

 

Đỗ Hương - Chinhphu.

Trở lại      In      Số lần xem: 339

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD