Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33213160
Nước làm cho các cành cây rũ xuống vào ban đêm

Một nghiên cứu mới sử dụng chuỗi thời gian của phép đo sử dụng công nghệ quét laser 3D trên mặt đất cho thấy sự thay đổi trạng thái nước của lá và cành cây khiến cành cây hướng xuống đất vào ban đêm lên đến 20cm và tùy thuộc vào từng loại cây. Lá và cành cây bổ sung lượng nước dự trữ vào ban đêm, điều đó làm tăng trọng lượng và khiến chúng rũ xuống. Công nghệ quét laser 3D trên mặt đất là một kỹ thuật sử dụng ánh sáng laser để quét xung quanh tạo ra các điểm dữ liệu đám mây

Mối quan hệ giữa hàm lượng nước tương đối (%) và sự chuyển động của cành cây (cm) trong đó (a) Cây thông 1 và (b) Cây thông 2. Mỗi đường biểu diễn là đường hồi quy giữa chuyển động của cành cây và hàm lượng nước tương đối. Các ký hiệu khác nhau biểu thị các cành cây khác nhau. Nguồn: Forests (2022). DOI: 10.3390/f13050728.

 

Một nghiên cứu mới sử dụng chuỗi thời gian của phép đo sử dụng công nghệ quét laser 3D trên mặt đất cho thấy sự thay đổi trạng thái nước của lá và cành cây khiến cành cây hướng xuống đất vào ban đêm lên đến 20cm và tùy thuộc vào từng loại cây. Lá và cành cây bổ sung lượng nước dự trữ vào ban đêm, điều đó làm tăng trọng lượng và khiến chúng rũ xuống. Công nghệ quét laser 3D trên mặt đất là một kỹ thuật sử dụng ánh sáng laser để quét xung quanh tạo ra các điểm dữ liệu đám mây, từ đó có thể tạo ra hình ảnh 3D của môi trường xung quanh với độ chính xác đến từng milimet. Với các phép đo lặp lại, chúng ta có thể nghiên cứu những thay đổi cấu trúc nhỏ trong môi trường, chẳng hạn như sự chuyển động của các cành cây.

 

Theo nhà nghiên cứu sau tiến sỹ và là tác giả chính của bài báo Samuli Junttila từ Đại học Đông Phần Lan cho biết: “Bằng cách theo dõi chuyển động của các cành cây, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về cách nước di chuyển bên trong cây. Biến đổi khí hậu làm giảm nguồn nước sẵn có và làm tăng sự mất nước do hạn hán, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu chuyển động của nước trong cây để hiểu rõ những thay đổi về sự phát triển của rừng cây”.

 

Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện vị trí cành cây cũng kéo theo sự thay đổi trạng thái nước của cây trong một khoảng thời gian dài hơn. Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Forests đồng thời cũng mang đến nhiều ứng dụng trong thực tế. Chẳng hạn như kỹ thuật quét laser có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng nước của cây trồng trong nhà kính nhằm tự động hóa chế độ nước tưới và tiết kiệm các nguồn tài nguyên quý giá.

 

Bùi Thị Huyền Nhung theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 206

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD