Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33266606
Ong sử dụng mô hình nhiệt vô hình để chọn lọc hoa

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Bristol đã phát hiện ra rằng nhiều loại hoa phát ra không chỉ các tín hiệu mà chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận, mà cả những tín hiệu vô hình như nhiệt. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí eLife. Trong thế giới tiềm ẩn các tương tác của hoa thụ phấn, hoạt động của nhiệt không chỉ làm ấm để duy trì sự sống cho hoa, mà cũng là một phần của các chỉ dẫn nhạy cảm mà hoa sử dụng để cung cấp thông tin cho các côn trùng thụ phấn.

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Bristol đã phát hiện ra rằng nhiều loại hoa phát ra không chỉ các tín hiệu mà chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận, mà cả những tín hiệu vô hình như nhiệt. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí eLife.


Trong thế giới tiềm ẩn các tương tác của hoa thụ phấn, hoạt động của nhiệt không chỉ làm ấm để duy trì sự sống cho hoa, mà cũng là một phần của các chỉ dẫn nhạy cảm mà hoa sử dụng để cung cấp thông tin cho các côn trùng thụ phấn.

Phần lớn các loài hoa được nghiên cứu bao gồm nhiều loại hoa xuất hiện phổ biến trong các khu vườn như anh túc và cúc, có các mô hình nhiệt phức tạp, lặp lại các mẫu màu mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các mô hình này ấm hơn trung bình từ 4-5 độ C so với phần còn lại của hoa.

Để xác định ảnh hưởng của các mô hình nhiệt của cánh hoa đến hành vi của loài thụ phấn, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Bristol đã tạo ra hoa nhân tạo với các mô hình nhiệt mô phỏng hoa thật. Hoa giả không có mô hình nhiệt hữu hình.

Dù hoa giả trông giống hoa thật nếu nhìn bằng mắt thường, nhưng các thí nghiệm tại lab liên quan đến ong nghệ cho thấy các loài thụ phấn có thể sử dụng tín hiệu của mô hình nhiệt để phân biệt các loại hoa. Các mô hình nhiệt cho phép ong chọn lọc hoa cho nhiều mật nhất.

TS. Heather Whitney, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: Sự xuất hiện của nhiều tín hiệu trên hoa được cho là làm tăng khả năng của ong trong việc tìm kiếm thức ăn hiệu quả. Biến đổi khí hậu có thể gây tác động bất ngờ đến các tương tác giữa hoa và ong bằng cách phá vỡ những mô hình nhiệt tiềm ẩn này.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ong thích đậu vào những bông hoa có nhiệt độ ấm hơn, đặc biệt là vào những ngày trời mát. Trong một số khu rừng mát mẻ, ong có xu hướng ưu tiên những cánh hoa ấm, sẫm màu đang ảnh hưởng đến sự tiến hóa của hoa.
 

N.P.D - NASATI, theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 2491

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD