Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  32991103
Ong thúc đẩy mùa màng và có thể ổn định giá lương thực

Các nhà khoa học tại Đại học Reading đã phân tích dữ liệu nhiều năm về tác động chưa được hiểu rõ của các loài thụ phấn đối với sự ổn định năng suất cây trồng. Họ phát hiện ra rằng sản lượng của những cây được ong và các loài thụ phấn khác đến thăm ít biến động hơn 32% so với những cây trồng không có các loài thụ phấn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecology Letters cho thấy rằng các loài thụ phấn có thể giúp giảm thiểu các vấn đề về nguồn cung và các cú sốc thị trường gây ra sự tăng vọt về giá cả toàn cầu, giống như những gì đã thấy trong năm nay, bằng cách giữ ổn định nguồn cung cấp thực phẩm.

Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng việc hỗ trợ và tăng cường các tác nhân thụ phấn có thể giúp ổn định sản xuất các loại cây trồng quan trọng như hạt có dầu và trái cây, giúp ngăn chặn tình trạng giá lương thực tăng vọt.

 

 

Các nhà khoa học tại Đại học Reading đã phân tích dữ liệu nhiều năm về tác động chưa được hiểu rõ của các loài thụ phấn đối với sự ổn định năng suất cây trồng. Họ phát hiện ra rằng sản lượng của những cây được ong và các loài thụ phấn khác đến thăm ít biến động hơn 32% so với những cây trồng không có các loài thụ phấn.

 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecology Letters cho thấy rằng các loài thụ phấn có thể giúp giảm thiểu các vấn đề về nguồn cung và các cú sốc thị trường gây ra sự tăng vọt về giá cả toàn cầu, giống như những gì đã thấy trong năm nay, bằng cách giữ ổn định nguồn cung cấp thực phẩm.

 

Tiến sĩ Jake Bishop, một nhà nghiên cứu khoa học cây trồng tại Đại học Reading, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc bảo tồn các loài thụ phấn mang lại lợi ích kép, giảm biến động nguồn cung cấp thực phẩm cũng như tăng cường nguồn cung ngay từ đầu. Sản xuất lương thực dinh dưỡng ổn định là nhu cầu thiết yếu đối với nông dân và an ninh lương thực toàn cầu. Hiện tại, chúng ta đang thấy rằng sự bất ổn hoặc những cú sốc trong hệ thống lương thực có thể dẫn đến giá lương thực tăng mạnh. Nghiên cứu đã tiết lộ một lý do khác tại sao các loài thụ phấn rất quan trọng đối với hành tinh của chúng ta, và đối với rất nhiều gia đình đang gặp khó khăn trong việc nuôi sống các thành viên trong gia đình bằng thực phẩm đầy đủ, an toàn và bổ dưỡng”.

 

Các loài thụ phấn đặc biệt quan trọng trong sản xuất cây ăn quả và rau quả. Khoảng một nửa số thí nghiệm mà các nhà nghiên cứu phân tích là kiểm tra tác động của các quần thể thụ phấn thực sự trên ruộng cây trồng thực sự, vì vậy kết quả của nghiên cứu minh họa những lợi ích mà các loài thụ phấn hiện đang mang lại.

 

Mặc dù lợi ích của các loài thụ phấn đối với năng suất cây trồng đã được biết đến nhiều, nhưng ảnh hưởng của chúng đối với sự ổn định của cây trồng vẫn chưa được hiểu rõ cho đến nay.

 

Nghiên cứu mới đã kết hợp kết quả của hơn 200 thí nghiệm trước đó để so sánh năng suất của cây trồng có và không có côn trùng thụ phấn. Nghiên cứu tập trung vào ba loài cây trồng đại diện và quan trọng trên toàn cầu: đậu faba, hạt cải dầu và táo.

 

Nghiên cứu đã kiểm tra tác động của quá trình thụ phấn đối với sự ổn định năng suất trong từng cây và cánh đồng cũng như trên các không gian rộng lớn hơn. Sự thụ phấn liên tục của côn trùng làm cho sản lượng giống nhau hơn giữa các bông hoa trên cây, giữa các cây riêng lẻ, các khu vực trong cánh đồng hoặc giữa các cánh đồng.

 

Hiệu ứng ổn định của quá trình thụ phấn được cho là do hiệu ứng trần, theo đó sự gia tăng sản lượng do côn trùng thụ phấn đạt đến giới hạn trên do hạn chế của các nguồn lực khác hỗ trợ sự phát triển của cây trồng như chất dinh dưỡng trong đất hoặc khả năng tiếp cận với nước. Điều này tạo ra một đường cơ sở được nâng cao và ổn định hơn, nhờ đó năng suất sẽ ít biến động hơn.

 

Việc tăng giá lương thực hiện nay đang được thúc đẩy bởi một loạt các tác nhân bao gồm giá dầu cao và khả năng xuất khẩu sản phẩm của Ukraine giảm khi xung đột với Nga. Ukraine là nước xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất thế giới và cung cấp khoảng 10% lượng lúa mì xuất khẩu của thế giới.

 

Lần tăng đột biến giá lương thực trước đó vào năm 2007-08, khi giá các loại cây lương thực chính trên toàn cầu tăng gần gấp đôi, được cho là nguyên nhân một phần do sản lượng lúa mì bị thiệt hại lên tới khoảng 4,6% trên toàn cầu.

 

Nguyễn Minh Thu - Mard, theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 172

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD