Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  34
 Số lượt truy cập :  33251725
Phát hiện cách bón phân cho ngô năng suất cao có vấn đề

Mặc dù những tiến bộ trong nông học, chăn nuôi, và công nghệ sinh học đã làm tăng đáng kể sản lượng hạt ngô, nhưng kiểm tra đất cho thấy, các nhà sản xuất có lẽ chưa cung cấp mức dinh dưỡng tối ưu. Hơn nữa, có lẽ cần phải điều chỉnh nhiều khuyến nghị dinh dưỡng hiện nay do chúng được phát triển cách đây đã nhiều thập kỷ sử dụng các phương thức quản lý nông học đã lỗi thời và các giống lai không biến đổi gen năng suất thấp.

Mặc dù những tiến bộ trong nông học, chăn nuôi, và công nghệ sinh học đã làm tăng đáng kể sản lượng hạt ngô, nhưng kiểm tra đất cho thấy, các nhà sản xuất có lẽ chưa cung cấp mức dinh dưỡng tối ưu. Hơn nữa, có lẽ cần phải điều chỉnh nhiều khuyến nghị dinh dưỡng hiện nay do chúng được phát triển cách đây đã nhiều thập kỷ sử dụng các phương thức quản lý nông học đã lỗi thời và các giống lai không biến đổi gen năng suất thấp.

 

corn.jpg
 

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Illinois đánh giá lại lượng hấp thu chất dinh dưỡng và sự phân bố chất dinh dưỡng trong các giống bắp lai hiện đại.

 

"Các  phương pháp bón phân hiện tại có thể không phù hợp với khả năng hấp thu của các giống lai có tính trạng chống lại côn trùng nhờ biến đổi gen và được trồng với mật độ cao - tăng khoảng 400 cây trên một mẫu Anh mỗi năm," nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Đại học Illinois, Ross Bender, cho biết. "Các khuyến nghị dinh dưỡng có thể chưa được điều chỉnh với di truyền học và kỹ thuật quản lý hiện đại, năng suất cao".

 

Nghiên cứu đã kiểm tra sáu giống lai, mỗi giống đều có tính trạng chống lại côn trùng nhờ biến đổi gen, tại hai địa điểm ở Illinois là DeKalb và Urbana. Các nhà nghiên cứu lấy mẫu mô thực vật tại sáu giai đoạn tăng trưởng với khoảng cách tăng dần. Họ chia chúng thành các phần khác nhau (lá, thân, trái, hạt) để xác định mức độ tích lũy, sử dụng và chuyển động của chất dinh dưỡng qua một  mùa kéo dài.

 

Tỷ lệ hấp thu tối đa thường xảy ra trong thời gian tăng trưởng sau đó. Đây cũng là thời kỳ sản xuất vật chất khô lớn nhất, trong khoảng thời gian 10 ngày từ V10 đến V14. Tuy nhiên, so với tổng lượng hấp thu, thì lượng hấp thu phốt pho (P), lưu huỳnh (S), và kẽm (Zn) lớn hơn trong thời gian lấp đầy hạt so vớ thời gian tăng trưởng thực vật. Nghiên cứu cũng cho thấy các giai đoạn quan trọng trong sự hấp thu các vi chất dinh dưỡng thì ngắn hơn so với các giai đoạn hấp thu các chất dinh dưỡng đa lượng.

 

Matias Ruffo, đồng tác giả của bài nghiên cứu và là nhà quản lý nông học trên toàn thế giới tại Công ty Mosaic nhận xét rằng, "các nhà sản xuất cần biết được thời điểm và thời gian tích lũy chất dinh dưỡng. Đồng bộ hóa những lúc sử dụng phân bón với thời gian hấp thu dinh dưỡng tối đa là một việc cực kỳ quan trọng để đạt được hiệu quả sử dụng phân bón tốt nhất".

 

Jason Haegele, một đồng tác giả khác của bài nghiên cứu và nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trường Đại học Illinois nói thêm rằng: "Mặc dù các chất dinh dưỡng vi lượng và các chất dinh dưỡng đa lượng đều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cây, nhưng hai khía cạnh quan trọng này trong dinh dưỡng thực vật có vai trò quan trọng để xác định tốt hơn chất dinh dưỡng nào đòi hỏi cần chú ý nhiều nhất: số lượng một chất dinh dưỡng cần thiết cho sản xuất (tổng mức dinh dưỡng hấp thu) hay số lượng chất dinh dưỡng đó tích lũy trong hạt".

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần thiết phải có một lượng lớn nitơ (N), kali (K), P và S, với việc bón phân nên được thực hiện trong các giai đoạn tăng trưởng chính để tối đa hóa sự tăng trưởng của cây trồng. Hơn nữa, tính toán một cách đầy đủ tỷ lệ các chất dinh dưỡng với chỉ số thu hoạch cao, như N, P, S, và Zn – là các chất mất đi từ cánh đồng để đến hạt - là một việc thiết yếu để duy trì dài năng suất đất lâu dài.

 

Ở Illinois, người ta thường bón tất cả P trong một vụ luân canh ngô-đậu nành trước năm sản xuất ngô.

 

"Mặc dù nông dân ở Illinois bón phân, trung bình, khoảng 42kg P2O5 trên mỗi mẫu Anh cho ngô, nhưng khoảng 80 phần trăm ruộng trồng đậu nành không nhận được thêm phốt pho nào sẽ chỉ còn lại 5.9 kg trên một mẫu Anh để sản xuất đậu nành cho năm sau," Fred Below, giáo sư về sinh lý học cây trồng, cho biết. "Lượng này không chỉ không đủ cho mục tiêu sản lượng đậu nhành ở mức thậm chí ít nhất, mà các dữ liệu này còn cho thấy sự khủng hoảng về độ màu mỡ của đất tiềm tàng nếu tỷ lệ sử dụng phân bón không được điều chỉnh khi năng suất tăng".

 

Phát hiện mới này sẽ giúp các nhà sản xuất có thể “hòa hợp” giữa nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng với nguồn dinh dưỡng hợp lý và sử dụng tỷ lệ phù hợp đúng lúc và đúng chỗ. Nhóm nghiên cứu này hiện đang thực hiện một nghiên cứu theo dõi, xem xét mô hình tích lũy và sử dụng dinh dưỡng theo mùa trong sản xuất đậu nành.

 

"Mặc dù quản lý chất dinh dưỡng là một quá trình phức tạp, nhưng hiểu biết tốt hơn về sinh lý của sự tích lũy và sử dụng chất dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng để tối đa hóa năng suất tiềm năng vốn có của ngô". Bender kết luận.

 

Xem thêm tại http://www.eurekalert.org/pub_releases/2013-04/uoic-fni041813.php

 

Thanh Vân - Dostdongnai, Theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 2621

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD