Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33222707
Phát hiện sinh vật chứa chất diệp lục nhưng không quang hợp

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature vào tháng 4/2019, các nhà khoa học tại Đại học British Columbia (Canada) phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới tạo ra chất diệp lục nhưng không tham gia vào quá trình quang hợp. Động vật kỳ lạ này sống ký sinh trong khoang dạ dày của san hô và được gọi là corallicolid. “Corallicolid sống chung với 70% san hô có mặt trên Trái đất, và chúng chưa từng được quan sát cho đến nay”, Patrick Keeling, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature vào tháng 4/2019, các nhà khoa học tại Đại học British Columbia (Canada) phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới tạo ra chất diệp lục nhưng không tham gia vào quá trình quang hợp.
 

Corallicolid sống ký sinh trong cơ thể san hô. Ảnh: UBC

 
Động vật kỳ lạ này sống ký sinh trong khoang dạ dày của san hô và được gọi là corallicolid.
 
“Corallicolid sống chung với 70% san hô có mặt trên Trái đất, và chúng chưa từng được quan sát cho đến nay”, Patrick Keeling, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
 
Chất diệp lục – sắc tố màu xanh lá cây có trong thực vật và tảo – có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt trời để tạo ra hợp chất hữu cơ trong quá trình quang hợp. Nếu một sinh vật chỉ hấp thụ ánh sáng nhờ chất diệp lục nhưng không quang hợp để giải phóng dần năng lượng, sinh vật này sẽ gặp nguy hiểm. Bởi vì chất diệp lục khi đó giống như những quả bom trong các tế bào.
 
Tuy nhiên, corallicolid là trường hợp ngoại lệ. Nhóm nghiên cứu phát hiện corallicolid chứa bốn gene mã hóa cho sự tổng hợp chất diệp lục.
 
“Chúng tôi vẫn chưa biết tại sao corallicolid lại sở hữu các gene này và chúng tổng hợp chất diệp lục nhằm mục đích gì”, Keeling nói.
 
Quốc Hùng - KH&PT, theo UPI.
Trở lại      In      Số lần xem: 494

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD