Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33263276
Phát triển kinh tế trang trại bền vững: Tháo gỡ nút thắt về đất đai

Dù có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nhưng có một thực tế là việc phát triển kinh tế trang trại đang gặp khá nhiều khó khăn, do quy mô đất đai còn hạn hẹp, vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng, nguồn vốn vay tín dụng của các TCTD còn chiếm tỷ trọng thấp. Trang trại cây lâm nghiệp tại thôn Cai Vàng, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được hình thành và hoạt động từ năm 2003, với tổng diện tích là 180 ha.

Dù có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nhưng có một thực tế là việc phát triển kinh tế trang trại đang gặp khá nhiều khó khăn, do quy mô đất đai còn hạn hẹp, vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng, nguồn vốn vay tín dụng của các TCTD còn chiếm tỷ trọng thấp.

Những mô hình hiệu quả

Trang trại cây lâm nghiệp tại thôn Cai Vàng, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được hình thành và hoạt động từ năm 2003, với tổng diện tích là 180 ha. Hiện nay, trang trại đang sản xuất các sản phẩm cây lâm nghiệp như: Bạch đàn 120 ha; thông 20 ha; keo 30 ha, diện tích đất rừng tự nhiên 10ha. Tổng số lao động tham gia làm việc thường xuyên của trang trại là 30 - 40 người.

 

Bà Nguyễn Thị Hường - chủ trang trại cho biết, sau khi đi vào hoạt động, từ năm thứ 5 trang trại bắt đầu cho thu hoạch, với diện tích rừng trồng được khai thác từ 25 - 30 ha/năm, sản lượng gỗ đạt khoảng 2.500 m3/năm, tổng doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu được từ 1 - 1,2 tỷ đồng/năm.

 

Mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao tại Bắc Giang

 

Còn theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Hiếu (xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), với quy mô ban đầu là 5 - 7 gà mái đẻ mỗi năm bán ra thị trường hơn 100 con gà giống, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển trang trại chăn nuôi gà của gia đình ông ngày càng lớn mạnh về quy mô, thời kỳ phát triển mạnh nhất lên đến 3 vạn gà.

 

Trải qua nhiều thăng trầm trong xây dựng và phát triển sự nghiệp, thậm chí có những lúc số nợ lên đến gấp 3 lần số tài sản của gia đình, nhưng với lòng kiên trì và quyết tâm, đến nay, ông Nguyễn Xuân Hiếu đã xây dựng được cơ sở chăn nuôi rộng rãi với quy mô ổn định, mỗi năm xuất ra thị trường 1,3 đến 1,7 vạn con gà. Lợi nhuận hàng năm đạt từ 130 đến 200 triệu đồng, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống gia đình.

 

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang cho biết, tại Bắc Giang, tính đến tháng 4/2017, trên địa bàn đã có 778 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, tăng 8 trang trại so với năm 2016, trong đó số trang trại được cấp giấy chứng nhận là 671 trang trại, chiếm 86,2%. Tổng diện tích đất trang trại sử dụng là 1.771ha, tổng số lao động làm việc tại trang trại là 3.850 người. Giá trị sản xuất thu được từ loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đạt 1.540 tỷ đồng.

 

Ông Nguyễn Văn Doanh, Giám đốc Sở NN&PTNT Hưng Yên chia sẻ, toàn tỉnh Hưng Yên hiện có 865 mô hình kinh tế trang trại, tổng giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 2.158,2 tỷ đồng, bình quân mỗi trang trại đạt 2,5 tỷ đồng. Điển hình như trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Hữu Cơ (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ), doanh thu 21,9 tỷ đồng/năm, lãi 5,8 tỷ đồng/năm; trang trại trồng trọt của ông Hoàng Hữu Quốc (Tiên Tiến, Phù Cừ) doanh thu 5 tỷ đồng/năm, lãi 1 tỷ đồng/năm; trang trại chăn nuôi lợn của ông Đỗ Văn Chuyên, thị trấn Yên Mỹ (Yên Mỹ) với diện tích 3,77ha, doanh thu 2,2 tỷ đồng/năm.

 

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có 29.600 trang trại, trong đó có 29,83% trang trại tổng hợp, 37,2% trang trại chăn nuôi, 17,86% trang trại thủy sản, 13,66% trang trại tổng hợp và 1,46% trang trại lâm nghiệp. Các mô hình trang trại được phân bố đều khắp trong các vùng sinh thái và đang có xu hướng tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đã có nhiều mô hình trang trại phát huy được lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu từ 1 - 3 tỷ đồng/năm; thậm chí một số mô hình cho doanh thu từ 5 - 10 tỷ đồng/năm để minh chứng kinh tế trang trại là một trong những loại hình mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Khó trong tiếp cận đất đai

Dù có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nhưng có một thực tế là việc phát triển kinh tế trang trại đang gặp khá nhiều khó khăn, do quy mô đất đai còn hạn hẹp, vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng, nguồn vốn vay tín dụng của các TCTD còn chiếm tỷ trọng thấp.

 

Ông Nguyễn Văn Doanh cho biết, khó khăn của các trang trại hiện nay là trình độ, năng lực của các chủ trang trại còn nhiều hạn chế, nhiều người chưa quan tâm đến việc đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, do tấm giấy này chưa mang lại những thuận lợi cho việc phát triển. Cho đến nay, giấy chứng nhận kinh tế trang trại chưa có giá trị trong việc tiếp cận các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.

 

Đồng quan điểm về vấn đề này, TS. Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và DN nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại còn gặp phải nhiều khó khăn, chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh như đất đai, nguồn vốn, khoa học công nghệ, thông tin thị trường… nhất là việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận trang trại làm quá chậm. Theo thống kê sơ bộ, hiện mới có hơn 20% số trang trại được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây đang là trở ngại, làm nhiều chủ trang trại có năng lực về tài chính cũng chưa dám đầu tư lớn.

 

Bên cạnh đó, theo Thông tư 27/2011 ngày 13/4/2011 của Bộ NN&PTNT về quy định và tiêu chí để công nhận trang trại chuẩn tăng lên rất nhiều từ quy mô diện tích, mặt hàng, cơ sở hạ tầng, doanh thu hàng năm. Đây cũng là điều kiện để chủ trang trại được vay vốn không phải thế chấp theo Nghị định 41 của Chính phủ (nay là Nghị định 55/CP) về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Nhưng thực tế đưa vào áp dụng, chính quyền và chủ trang trại địa phương gặp rất nhiều khó khăn vì tiêu chuẩn quá cao, không mấy trang trại áp dụng được, như doanh thu của trang trại chăn nuôi phải đạt từ 1 tỷ đồng/năm trở lên thì mới được cấp Giấy chứng nhận trang trại; đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 700 triệu đồng/năm…

 

Để kinh tế trang trại phát triển, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) đề xuất, cần tháo gỡ nút thắt về đất đai, khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn mức với các đối tượng nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp để nâng cao quy mô của các đơn vị sản xuất nông nghiệp, nhất là quy mô hộ gia đình. Thực hiện chính sách mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với điều kiện đất đai của từng vùng và nhịp độ phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Trở lại      In      Số lần xem: 602

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD