Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33262824
Phương pháp mới giúp tăng gấp đôi sản lượng đường từ thực vật

Quá trình này liên quan đến phá vỡ, hoặc “chiết xuất” thực vật để sản xuất cácbon hydrat đơn lẻ, chủ yếu dưới dạng thành phầm đường đơn giản giống như xylose và glucose. Tuy nhiên, mặc dù các dạng đường này có giá trị, các quá trình phân chiết thực vật hiện tại thường kết thúc là phá hủy chúng. Phòng thí nghiệm của Jeremy Luterbacher tại EPFL đã phát triển một phương pháp hóa học nhằm ổn định đường đơn giản và ngăn không cho chúng bị biến đổi.

Sản xuất nhiên liệu và hóa chất từ sinh khối (biomass) (gỗ, cỏ,…) là một trong những giải pháp hứa hẹn nhất để xây dựng một nền kinh tế tái tạo.

 


Quá trình này liên quan đến phá vỡ, hoặc “chiết xuất” thực vật để sản xuất cácbon hydrat đơn lẻ, chủ yếu dưới dạng thành phầm đường đơn giản giống như xylose và glucose. Tuy nhiên, mặc dù các dạng đường này có giá trị, các quá trình phân chiết thực vật hiện tại thường kết thúc là phá hủy chúng.

 

Phòng thí nghiệm của Jeremy Luterbacher tại EPFL đã phát triển một phương pháp hóa học nhằm ổn định đường đơn giản và ngăn không cho chúng bị biến đổi. Phương pháp này đồng nghĩa với việc các nhà hóa học không còn phải cân bằng chiết xuất từ thực vật mà vẫn tránh được sản phẩm bị biến chất.

 

Phương pháp mới sẽ thay đổi tính nhạy cảm của đường trong quá trình khử nước và thoái biến bằng cách đưa aldehyde vào với chúng. Quá trình này có thể đảo ngược, có nghĩa là đường có thể được lấy ra sau khi chiết xuất.

 

Các nhà hóa học đã tiến hành thử phương pháp này trên gỗ sồi. Đầu tiên, họ biến nó thành bột giấy bằng cách sử dụng kỹ thuật gọi là organosolv, làm hòa tan gỗ thành acetone hoặc ethanol. Song để kết hợp aldehyde vào đường, các nhà khoa học đã trộn lẫn gỗ sồi với formaldehyde.

 

Với phương pháp tiếp cận này, các nhà khoa học có thể khôi phục trên 90% đường xylose thay vì chỉ có 16% xylose không có formaldehyde. Khi các nhà khoa học phá vỡ bột giấy còn lại thành đường glucose, năng suất cacbon hydrat đạt trên 70% so với 28% không có formaldehyde.

 

Jeremy Luterbacher cho biết, trước đây, người ta luôn tìm kiếm những hệ thống đắt tiền làm hạn chế thoái biến đường. Với chất ổn định, bạn lo lắng ít hơn về sự thoái biến này và điều đó giải phóng bạn để phát triển chuyển đổi rẻ hơn và nhanh hơn cho các loài thực vật, có khả năng đẩy nhanh sự xuất hiện của các sản phẩm tiêu dùng tái tạo.

 

M.H - Mard, theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 655

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD