Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33255833
Rệp sáp dính

Trong số các loài rệp sáp ghi nhận được trên cây tiêu đen thì rệp sáp dính (Lepidosaphes piperis) và rệp dính hại dừa (Aspidiotus destructor) gây hại nghiêm trong nhất trên tiêu ở vùng cao và trong vườn ươm.

1. Tổng quan

 

Tên khoa học:           Lepidosaphes piperis, còn có loài Aspidiotus destructor và Pinnaspis strachini

Phân bố:                    Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a

Vị trí gây hại:             Lá, nhánh, quả, thân.

 

Trong số các loài rệp sáp ghi nhận được trên cây tiêu đen thì rệp sáp dính (Lepidosaphes piperis) và rệp dính hại dừa (Aspidiotus destructor) gây hại nghiêm trong nhất trên tiêu ở vùng cao và trong vườn ươm.

2. Vòng đời

Con cái rệp sáp dính hình dạng thuông dài, khoảng 1mm có màu nâu sẫm và rệp dính hại dừa có hình dạng tròn, đường kính khoảng 1mm và có màu nâu vàng. Chúng thường nằm cố định trên mặt lá, cành hoặc quả và ít di chuyển.

3. Đặc điểm gây hại

Rệp sáp dính ít di chuyển và thương gây hại ở những vị trí cố định trên tiêu như thân, lá và quả. Chúng ta thường bắt gặp chúng dưới mặt lá và trên thân tiêu. Chúng chích hút cây làm vàng và héo các bộ phận gây hại. Khi bị nặng dây tiêu có thể bị khô và chết. Rệp sáp dính còn gây hại trên hồ tiêu non trong vườn ươm, nếu không phát hiện và phòng trừ ngay từ đầu sẽ gây thiệt hại rất nặng.

 

Rệp sáp dính

 

Hồ tiêu bị rệp sáp dính hại

4. Thời điểm gây hại

Rệp sáp dính gây hại tiêu hoạt động mạnh sau giai đoạn hậu gió mùa và vào mùa hè

5. Các loài rệp sáp khác hại hồ tiêu

Tên khoa học: Planococcus spp.,  Pseudococcus spp.,  Ferrisia virgata

6. Biện pháp phòng trừ

6.1 Biện pháp canh tác

Loại bỏ những nhánh tiêu bị rệp hại trước khi áp dụng các biện pháp hóa học. Rệp sáp ít di chuyển và thường lây lan nhờ kiến, do đó cần tiêu diệt kiến để tránh phát tán rệp trong vườn.

6.2 Biện pháp hóa học

Sau khi loại bỏ các nhánh tiêu bị hại, phun dimethoate 0,1%,  2 lần cách nhau từ 21-30 ngày giai đoạn tháng 1 đến tháng 2 sau khi thu hoạch. Cần sớm phát hiện rệp sáp dính để tiêu diệt ngay từ giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao.

6.3 Biện pháp sinh học

Rệp sáp dính hại dừa Aspidiotus destructor  có nhiều thiên địch tự nhiên thường thấy như ong ký sinh Aphytis sp. (Aphelinidae), các loài bọ rùa ăn thịt như Pseudoscymnus sp. Chilocorus nigrita và Chilocorus circumdatus (Coccinellide). Giai đoạn vườn ươm có thể phun các sản phẩm tự nhiên như dầu cá 3% hoặc dầu neem 0,3% có tác dụng phòng trừ rệp sáp dính rất tốt.

Trở lại      In      Số lần xem: 5785

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD